Cần thay đổi thói quen tích trữ nước
Cục Quản lý Tài nguyên nước: "Chúng ta cần thay đổi cách tích trữ nước"
Với tình trạng nguồn nước ngày cang ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) khuyến cáo người dân cần thay đổi thói quen tích trữ nước để đảm bảo sức khoẻ.
Ông Nguyễn Minh Khuyến (phải) khuyến cáo người dân thay đổi thói quen tích trữ nước sạch.
Tại sao chúng ta phải thay đổi, bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào vấn đề này.
- Ông đánh giá như thế nào về mức độ ô nhiễm nguồn nước hiện nay?
- Quá trình đô thị hóa ào ạt dẫn đến những hệ luy của nó, các nhà máy xí nghiệp mọc lên, dân cư tăng đã gây nên những áp lực lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam. Tại các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Xem thêm: Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở việt nam
Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, suối, mương bị ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ của con người.
- Ô nhiễm nguồn nước sẽ nguy hại như nào tới sức khỏe của người dân?
- Một số nghiên cứu khoa học đã từng công bố cho thấy, hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng tăng. Người dân sinh sống gần khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh nghi do dùng nước bẩn trong sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm 40-50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm có khoảng hơn 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
- Đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam?
- Theo những nghiên cứu của chúng tôi, hiện nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước khá đa dạng, chủ yếu tập trung vào các nguồn gây ô nhiễm chính. Thứ nhất là nước thải công nghiệp, làng nghề. Tại nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoặc chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, nhiều làng nghề, hộ sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ có nước thải chưa được thu gom, xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.
Thứ hai, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm.
Thứ ba, nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung. Nguồn nước này thường có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao và cũng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước.
Thứ tư, ý thức của cộng đồng xã hội. Dân cư, thậm chí cả các du khách tham quan chưa có ứng xử trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Hiện tượng vứt rác thẳng xuống sông, hồ hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.
- Thói quen dùng bể xi măng, chum, vại… làm bồn chứa nước ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
- Đúng là ở nhiều nơi, người dân vẫn có thói quen sử dụng chum, vại và thậm chí là bể xi măng để chứa nước sinh hoạt. Việc chứa nước trong các loại bể này không đảm bảo vệ sinh, dễ bị nhiễm các vi khuẩn, tạp chất gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng bể xi măng trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc bể bị thấm nước, rong rêu bám đầy xung quanh làm nhiễm khuẩn nguồn nước. Còn nếu sử dụng chum, vại để đựng nước thì tình trạng muỗi, bọ gậy gia tăng, dễ dẫn đến nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm. Việc sử dụng nguồn nước đựng trong các bể không an toàn và kém vệ sinh như trên trong thời gian dài sẽ rất có hại cho sức khỏe con người.
- Ông có lời khuyên gì cho người dân để sử dụng các loại bể chứa nước an toàn, phù hợp hơn?
- Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân thay đổi tập quán, thói quen chứa nước sinh hoạt bằng phương pháp truyền thống không đảm bảo an toàn tới sức khoẻ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều bồn chứa nước được làm bằng nhựa, inox của một số hãng sản xuất, đã được đăng ký bản quyền. Người dân nên tìm và chọn bồn chứa của các hãng sản xuất có đăng ký chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam.
Bồn chứa nước inox có độ bền cao và đảm bảo chất lượng.
Sản phẩm bồn nước inox cũng được coi là một trong những giải pháp để các hộ gia đình xem xét, sử dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Trong số này có bồn inox Tân Á được sản xuất bằng inox SUS 304 đang được người tiêu dùng ưa chuộng vì độ bền cao và đảm bảo chất lượng nước.
Thu Ngân
Lọc nước phèn giếng khoan
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 7 CẤP LỌC
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 6 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 5 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
Vật liệu lọc nước
- Than bột Việt Nam
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Hạt anion A400 Purolite
- Than trụ Việt Nam
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường
