Phá 8 thuỷ đài hình nấm ở TPHCM
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa đề xuất UBND TP.HCM phương án tháo dỡ 8 thủy đài hình nấm cao khoảng 30 mét tại TP.HCM.
Theo Sawaco, 8 thủy đài hình nấm nằm rải rác khắp địa bàn thành phố, có kết cấu bê tông cốt thép, dung tích từ 1200 m3 - 8500 m3, được xây dựng từ những năm 1960.
Hiện nay, các thủy đài trên đều đã dừng hoạt động khá lâu và trong suốt quãng thời gian bị lãng quên đã khiến các thủy đài rơi vào tình trạng xuống cấp. Nhẹ thì đóng rong rêu, hoen rỉ, nặng thì bong tróc bê tông, tiềm ẩn nguy cơ rơi trúng người dân bất kỳ lúc nào.
Đề xuất tháo dỡ 8 thủy đài ở TPHCM
Các thủy đài hình nấm đang được Sawaco đề xuất giải quyết nằm trên những tuyến đường như Hoàng Diệu, Lê Đại Hành, gần Trung tâm Văn hóa quận 5...Ngoài ra, có 6 thủy đài nhỏ sức chứa 50m3 đến 150m3 phục vụ cho việc cấp nước cho các chung cư nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố.
Sawaco giải thích, trước đây công suất cấp nước của thành phố còn hạn chế, các công trình thủy đài được xây dựng với mục đích tăng áp lực cho mạng lưới nước sinh hoạt. Lượng nước được tích trữ vào thủy đài sẽ hòa vào mạng lưới cấp nước nhằm duy trì lưu lượng, áp lực nước sinh hoạt cho người dân.
Trong khi đó, theo ông Bạch Vũ Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn Sawaco, hiện nay công ty đang đưa ra 2 phương án đề xuất để giải quyết 8 thủy đài hình nấm.
Phương án 1 là công ty sẽ tiếp tục cho các chuyên gia vào kiểm tra lần nữa sau đó tiến hành trám các vị trí gây rò rỉ nước để tái sử dụng song áp lực nước tại đây đều đã được đảm bảo và việc tiếp tục sử dụng cũng sẽ gây ra nhiều lãng phí không hợp lý.
Phương án 2 là những thủy đài này sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn và quỹ đất sau khi dỡ bỏ sẽ được tận dụng để xây bể chứa nước ngầm.
Ngoài ra, Sawaco kiến nghị UBND TP HCM được giữ lại một thủy đài để làm di tích, truyền thống ngành cấp nước. Đối với thủy đài được giữ lại, Sawaco cho biết sẽ thực hiện các phương án phục hồi cải tạo nhằm đảm bảo an toàn.
Trong khi, TPHCM đề xuất phá đi những thủy đài hình nấm thì ở Hà Nội, tháp nước Hàng Đậu lại được chính quyền quan tâm tu sửa lại, thu hút được lượng khách du lịch vô cùng lớn.
Trong dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), người dân Hà Nội bất ngờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, nhiều màu sắc của tháp nước Hàng Đậu (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tháp nước Hàng Đậu được tu sửa, thắp điện thu hút người dân và du khách
Do hư hỏng, tháp nước Hàng Đậu từng được tu sửa, bảo tồn ba lần. Năm 2010, tháp được cải tạo, chỉnh trang nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, gồm 3 tầng, hình trụ tròn có đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gô-tích như lỗ châu mai. Đây là nơi chứa, phân phối nước cho các khu phố trong thành Hà Nội nhưng bị bỏ không từ năm 1954.
Sau 3 lần sửa chữa, tháp nước Hàng Đậu trở thành một địa điểm khá ấn tượng đối với người dân và thu hút du khách.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Lọc nước phèn giếng khoan
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 7 CẤP LỌC
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 6 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 5 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
Vật liệu lọc nước
- Than bột Việt Nam
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Hạt anion A400 Purolite
- Than trụ Việt Nam
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường
