bg
left
0983 099 105
0934 087 100
loc nuoc phen

Tổng kết hoạt động giám sát nước sinh hoạt môi trường năm 2018

Đánh giá chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường năm 2018, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh tổng kết những kết quả đạt được khi thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, cụ thể như sau:

tong-ket-nuoc-2018

Nước máy

  • Trong năm 2018, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát 3.155 mẫu, trong đó có 1.827 mẫu (57,91%) đạt chỉ tiêu hóa lý, 3.017 mẫu (95,63%) đạt chỉ tiêu vi sinh.

  • Các mẫu nước giám sát chủ yếu không đạt chỉ tiêu Clo dư tại các bồn chứa nước, vệ tinh nước. Các mẫu nước giếng hộ dân thường có pH thấp (58%), Hàm lượng Sắt tổng số không đạt (1,5%) và Hàm lượng Amoni không đạt (13,50%) tại Q.12, Q.Bình Tân, Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Thủ Đức, H.Bình Chánh, H.Củ Chi, H.Hóc Môn.

  • Nguồn nước thô từ sông Sài Gòn, Đồng Nai không đạt theo quy chuẩn nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chỉ tiêu không đạt: COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni, Sắt, oxy hòa tan. Tuy nhiên, nguồn nước sau xử lý tại các nhà máy nước đạt theo quy chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.

  • Do áp lực nước hiện nay không đồng đều tại các khu vực, nước tại các khu vực cuối hệ thống cấp nước có áp lực yếu, hàm lượng clo dư thấp do thất thoát trên đường đi. Các hộ dân cuối hệ thống mạng lưới đường ống nước (Quận 2, Quận 7, Quận 8, Quận 12, Nhà Bè, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh…) phải sử dụng bồn chứa để bơm nước sử dụng, thêm vào đó, hàm lượng clo dư vốn thấp lại lưu chứa tại bồn thêm một thời gian trước khi sử dụng nên việc tái nhiễm vi sinh là nguy cơ có thể xảy ra tại các điểm này. Quá trình giám sát cho thấy lượng clo dư thấp tại khu vực quận 6, 10, 11, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn. Đặc biệt là vùng ngoại thành, khu vực mới được cấp nước sạch, có tỷ lệ mẫu nước không đạt cao, chủ yếu là không đạt clo dư.

+ Trong công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc việc xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước hộ gia đình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


+ Đặc biệt, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học năm 2018 với tên đề tài “Rào cản trong việc sử dụng nước máy của người dân đã được lắp đồng hồ nước trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM”. Đề tài nghiên cứu khoa học với mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM; Xác định các yếu tố rào cản: chi phí, chất lượng nước máy và kiến thức người dân trong việc sử dụng nước máy của người dân đã được lắp đồng hồ nước trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM. Nghiên cứu này là bước đầu tiếp cận các rào cản trong việc sử dụng nước máy của người dân đã được lắp đồng hồ nước trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM để có cơ sở xây dựng các kiến nghị can thiệp. Từ đó, nhóm tác giả sẽ triển khai nghiên cứu lượng giá sau can thiệp nhằm đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi đối với việc sử dụng nước máy của người dân. 


+ Ban điều hành chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường đã xét khen thưởng bằng hình thức Giấy biểu dương cho 13 tập thể, 51 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường năm 2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2810 /QĐ-YTDPTP ngày 13  tháng 12  năm 2018 của Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh về việc tặng Giấy biểu dương cho tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc trong công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường năm 2018).


+ Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn phải nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường: Phòng xét nghiệm của Trung tâm chưa thực hiện xét nghiệm được tất cả các chỉ tiêu theo QCVN 01:2009/BYT; Nhân sự phụ trách chương trình nước của các Trung tâm quận huyện thay đổi liên tục nên việc thực hiện chưa đúng chỉ tiêu giám sát đã được phân cấp, thời hạn gửi bảng khảo sát, báo cáo không đúng hạn,…


+ Để làm tốt, đẩy mạnh hơn nữa công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường trong năm 2019, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp sau: 

  • Tiếp tục giám sát tất cả các nguồn nước sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt, kịp thời phát hiện sớm các thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

  • Cập nhật số liệu công trình phân nước rác trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, vận động người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giảm dần số lượng nhà vệ sinh trên sông, đảm bảo 100% người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển phần mềm ứng dụng GIS trong công tác giám sát chất lượng nước và giám sát môi trường - là một cách tiếp cận mới - sự kết hợp giữa ứng dụng GIS trong ngành y tế và môi trường nhằm phục vụ quá trình quan trắc chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và môi trường.

  • Tăng cường công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe về chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh; các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt.

  • Chú trọng tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát chất lượng nước, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, hướng dẫn điều tra, cập nhật số liệu công trình phân, nước, rác trên địa bàn quận huyện; tập huấn về quản lý chất thải y tế cho các nhân viên phụ trách chương trình quản lý chất thải y tế của các Trung tâm Y tế quận-huyện, truyền thông, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế tư nhân trên website và khi có yêu cầu.

 
                                   ThS. Nguyễn Thị Vy Uyên; BS.CK1 Ngô Cao Lẫm; ThS. Phạm Thị Thùy Anh

  •    Trung tâm Y tế dự phòng Tp.HCM.

Biên tập bởi Nguyễn Lý

Liên hệ với chúng tôi

Address

116 Quốc lộ 22, Phường Trung Mỹ Tây Q.12

Thời gian hoạt động

  • Thứ 2: 8h00 - 16h00
  • Thứ 3: 8h00 - 16h00
  • Thứ 4: 8h00 - 16h00
  • Thứ 5: 8h00 - 16h00
  • Thứ 6: 8h00 - 16h00
Công Ty TNHH TM Tân Bình
+ Địa chỉ: 13/27 đường số 8, P. Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, HCM
+ MST: 0311528882
+ Điện thoại: (028) 66814407 - 0934 087 100
Đã thông báo bộ công thương DMCA