Xử lý nước giếng khoan
Xử lý nước giếng khoan là sử dụng các giải pháp để loại bỏ các tạp chất thường thấy trong nguốn nước giếng thành nước sinh hoạt.
Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào việc xử lý nước giếng khoan. đầu tiên chúng ta tìm hiểu định nghĩa việc xử lý nước giếng là gì?
Xử lý nước giếng khoan là các quá trình giúp cải thiện chất lượng của nguồn nước giếng khoan hay giếng đào nước để phù hợp với mục đích sử dụng cuối cùng. Mục đích sử dụng cuối cùng có thể là ăn uống, sinh hoạt, hoặc cung cấp nước công nghiệp, phục vụ sản xuất hay tười tiêu cây trồng. Quá trình này rất quan trọng đối với sức khỏe con người và có ích cho con người từ việc uống nước và tưới cây.
Nước giếng khoan được rất nhiều gia đình sử dụng, cách đăy tầm 6 năm về trước một số vùng còn sài nước giếng đào tuy nhiên nguồn nước giếng đào ngày càng ít chính vì thế hiện nay đại đa số đều dùng nước giếng khoan.
- I. Thực trạng nguồn nước giếng khoan hiện nay
- II. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước ngầm giếng khoan
- 1. Do ô nhiễm môi trường
- 2. Tình trang khai thác nước ngầm ồ ạt
- 3. Tình trạng xâm nhập mặn
- 4. Do thổ nhưỡng từng khu vực
- III. Các tạp chất thường thấy có trong nước giếng khoan
- IV. Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản
- 1. Sử dụng tro bếp
- 2. Sử dụng vôi
- 3. Sử dụng hệ thống cột lọc
- 4. Sử dụng máy lọc nước
I. Thực trạng nguồn nước giếng khoan hiện nay
Nguồn nước giếng khoan hiện nay khá xấu, thường bị nhiễm các tạp chất như sắt, mangan, ô nhiễm môi trường làm cho nồng độ nitri nitrat cao, chính vì thế tỉ lệ ung thư hiện nay khá cao do sử dụng nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng.
Nước giếng khoan hiện nay khi bơm lên hay nghe mùi tanh tanh, mùi thủm thủm, hay nếm vào có vị ngang ngang, đó là triệu chứng dễ nhận thấy là nguồn nước bị ô nhiễm. Một số nguồn nước trong không mùi nhưng cũng chưa hẳn nguồn nước đó là sạch, cần đi trung tâm kiểm tra để đảm bảo chất lượng nguồn nước chung ta sử dụng đảm bảo cho sức khỏe.
.jpg)
Nước giếng nhiễm phèn
II. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước ngầm giếng khoan
Nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước là do ô nhiễm môi trường, xâm nhập mặn, khai thác nguồn nước ngầm một cách vô tội vạ.
1. Nguyên nhân đầu tiên ta phải kể đến đó là do ô nhiễm môi trường
Nguồn nước ngầm hay nước giếng khoan đều từ các nguồn nước mặt thấm xuống, các nhà máy các khu công nghiệp mấy năm nay mọc lên nhiều tạo công ăn việc làm cho người lao động tuy nhiên nó cũng để lại hệ lụy không nhỏ cho môi trường đặc biệt là nguồn nước ngầm giếng khoan
2. Tình trang khai thác nước ngầm ồ ạt
Một điều đáng báo động là nhà nha khoan người người khoan giếng dẫn đến nguồn nước ngày càng xụt giảm và đục,Ví dụ: khu vực Xà Bang, Châu Đức, BRVT cách đây tầm 5 năm trước thì toàn sài nước giếng đào*(nước trong sạch), sau đó do hạn thiếu nước, 1 số hộ dân khoan giếng, thế là nguồn nước giếng đào bị hút hết cạn khô, ai ai cũng phải đua nhau đi khoan giếng, mà nguồn nước giếng khoan bơm lên khá đục. mọi người đều phải sài hệ thống lọc mới sinh hoạt được. Đó là 1 ví dụ điển hình mà mình đưa ra.
3. Tình trạng xâm nhập mặn
Ngoài ra khu vực tây nam bộ ảnh hưỡng khá lớn bởi tình trạng xâm nhập mặn hiện nay, nước giếng khoan khoan tới vài trăm mét vẫn bị mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và tưới tiêu của người dân.
4. Nước giếng khoan ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng từng khu vực
Nước giếng khoan là nước ngầm chính vì thế khi chảy qua các địa tầng đất đá khu vực mình chúng có xu hướng ngậm những tạp chất thường có trong đó. Vidu khi nước giếng khoan khu vực có thổ nhưỡng sắt cao thì nước bơm lên thường nghe mùi tanh.
III. Các tạp chất thường thấy có trong nước giếng khoan
1. Sắt
Nước nhiễm sắt là tình trạng sắt hòa tan trong nước dưới dạng sắt 2+, làm cho nước có mùi tnh rất khó chịu. Nước bị nhiễm sắt sẽ màu hơi vàng, có vị chua chua.
Nếu dùng nước giếng nhiếm sắt giặt quần áo sẽ bị ố vàng, các dụng cụ, thiết bị cũng bị đổi màu.
.jpg)
Phèn sắt
2. Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư.Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.
Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa. Ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo.
3. Đồng
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.
Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1-2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5-8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.
4.Canxi
Nước nhiễm canxi có tên gọi khác là nước nhiễm vôi, nước cứng. Ở nước ta, nguồn nước nhiễm canxi thường gặp nhất là khu vực miền núi và ngày càng gia tăng.
Theo tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng.
Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Chỉ ngoại trừ các chứng bệnh về sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magie ở hàm lượng cao.
.jpg)
Nước giếng nhiễm canxi
5. Nhôm
Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao
Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất, tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. Tiêu chuẩn nước uống quy định hàm lượng nhôm nhỏ hơn 0,2 mg/l.
6. TDS
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.200 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l
7. Asen
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.
Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.
8. Ph thấp
Nguồn nước có pH lớn hơn 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng.
Theo tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3.
Trong đường ống cấp nước, giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Cần lưu ý khi pH lớn hơn 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
9. Nitri, nitrat
Nitrat (công thức hóa học là NO3-) là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Thông thường Nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ Nitrat trong nước quá lớn hoặc Nitrat bị chuyển hóa thành Nitrit (NO2-) sẽ gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe.
Nguyên nhân nước giếng nhiễm nitrat và nitrit trong nước là do việc sử dụng phân bón trong trồng trọt, hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chăn nuôi hay các khu công nghiệp, công viên, sân golf, vườn hoa hoặc từ các nguồn Nitơ tự nhiên
10. Khuẩn
Các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ… tồn tại trong nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc nơi áp dụng biện pháp khử trùng không đảm bảo.
Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trẻ em như Leptospira, Brucella, Tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan A, Coxsackie… tồn tại trong nước tự nhiên và trong nước uống.
Nước còn bị nhiễm bẩn bởi một số ký sinh trùng như amip, trứng giun sán các loại. Con người có thể mắc bệnh ký sinh trùng khi dùng nước không sạch
IV. Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản
Với hơn 10 năm trong ngành xử lý nước sinh hoạt, công ty Tân Bình xin đưa ra một số cách xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn và các tạp chất vừa đơn giản vừa hiệu quả mà không phải tốn nhiều chi phí, công sức.
1. Sử dụng tro bếp
Tro bếp tại nhiều nơi bị xem như thứ bỏ đi nhưng ít ai biết được rằng đây lại là một vật liệu lọc nước cực kỳ hữu dụng. Rất đơn giản, cho khoảng 2 bát tro pha với 100l nước giếng phèn quấy đều để lắng tầm 7-10 tiếng là phèn lắng xuống gạn lấy nước trong sử dụng.
Mặc dù được các chuyên gia kết luận phương pháp này rất hiệu quả, không độc hại nhưng nó có vẻ không an toàn tuyệt đối vì tro tan ra trong nước nếu không lắng lọc kỹ sẽ theo nguồn nước vào cơ thể chúng ta. Phương pháp này cũng cần nhiều thời gian vì phải đề lắng phèn, sau đó mới sử dụng được.
.jpg)
Xử lý nước giếng bằng tro bếp
2. Sử dụng vôi
Cũng tương tự như với tro bếp, chỉ cần cho vôi vào nước, phản ứng hóa học xảy ra sẽ làm cho lượng sắt có trong nước bị khử sạch, mang tới lượng nước không phèn, an toàn cho sức khỏe.
Phản ứng hóa học giữa sắt và vôi của phương pháp này sẽ diễn ra như sau:
+Trong môi trường có nhiều ion OH- (từ vôi), các ion Fe2+ sẽ được thuỷ phân nhanh chóng tạo thành Fe(OH)2 kết tủa, thế chỗ cho ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho sắt(Fe2+) chuyển hoá thành sắt (Fe3+).
+ Sắt (III) hyđroxyt và kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và tách ra khỏi nước.

Bột vôi
3. Sử dụng hệ thống cột lọc
Đây là phương pháp xử lý nước giếng khoan thông dụng nhất hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là lọc sạch tức thì, tuyệt đối an toàn do không dùng hóa chất. Quan trọng hơn là cột lọc vận hành lắp đặt dễ và cơ động, lắp được ở nhiều vị trí, xả phèn chỉ vài thao tác gạt van, độ bền lõi lọc cao, trung bình sài tầm 2-3 năm mới phải thay lõi lọc.
Cơ chế hoạt động của cột lọc là dùng áp lực nước tự nhiên hoặc bơm đẩy. Nước được thẩm thấu qua các lớp vật liệu được bố trí bên trong cột lọc, các lớp vật liệu chức năng là giữ lại các tạp chất có trong nguồn nước như sắt, mangan, khửi mùi, nâng ph,...
Hệ thống cột lọc có 3 loại chính: nhựa, inox và composite
Tham khảo thêm:
=>> Ưu điểm nhược điểm cột lọc nhựa PVC
=>> So sánh ưu điểm nhược điểm giữa cột lọc inox và composite
.jpg)
Hệ thống cột lọc
4. Sử dụng máy lọc nước
Với 3 phương pháp lọc trên có thể loại bỏ phèn, các tạp chất trong nguồn nước giếng khoan nhưng không thể xử lý các vi khuẩn trong nguồn nước. Chính vì vậy, sử dụng máy lọc nước với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, công nghệ RO sẽ tạo ra nguồn nước sạch, tinh khiết, có thể uống ngay mà không cần đun nấu.
Một số nhãn hiệu máy lọc nước RO nổi tiếng trên thị trường hiện nay là: Máy lọc nước Karofi, kangaroo hay Sagana,...
Lưu ý: Nước đầu vào của máy lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc máy lọc nước. Do đó, cần sử dụng một hệ thống cột lọc thô ngay đầu nguồn để bảo vệ tuổi thợ của máy.
Công ty TNHH TM Môi Trường Tân Bình là đơn vị cung cấp các hệ thống cột lọc nước, máy lọc nước uy tín, chất lượng tại HCM và toàn quốc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách hàng một sản phẩm an toàn và chất lượng.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ công ty chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0934.087.100
Lọc nước phèn giếng khoan
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 7 CẤP LỌC
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 6 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O BFOVER 5 LÕI
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
Vật liệu lọc nước
- Than bột Việt Nam
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Hạt anion A400 Purolite
- Than trụ Việt Nam
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
Tin tức cùng chuyên mục
- Các cách xử lý phèn để tưới cây
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu lọc nước
- Cách xử lý nước nhiễm mangan
- Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến
- Giá vật liệu lọc nước giếng khoan
- Hệ thống lọc thô đầu nguồn trong bồn chứa
