Đa số mọi người chưa biết hết tác động của nguồn nước bị nhiễm phèn tác động như thế nào tới sức khỏe của mình, bài viết dưới đây sẽ giải thích phần nào điều đó, hi vọng nó sẽ trao dồi thêm kiến thức cho mọi người.
Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà có nguyên nhân chính bắt nguồn từ nguồn nước bị ô nhiễm
Việc nguồn nước gặp vấn đề không chỉ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà đằng sau đó còn có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến chính sức khoẻ người tiêu dùng.
Nước nhiễm phèn sắt
1. Đặc điểm nguồn nước nhiễm phèn nhôm, phèn sắt
Hàm lượng nhôm thường chứa nhiều trong các nguồn đất bị nhiễm phèn. Điều này làm cho nguồn nước tại những nơi nhiễm phèn này có chứa hàm lượng nhôm cao.
Nhôm là một chất hóa học được ký hiệu là Al, đây là thành phần chính của các loại đá khoáng hay đất sét. Đây là chất hóa học được ứng dụng trong sản xuất các chất bán dẫn, sơn hay cả các hóa chất keo tụ trong xử lý nguồn nước.
Nhôm nhiễm trong các nguồn nước sinh hoạt có thể khiến cho người sử dụng nước loại này gặp phải các bệnh Alzheimei và làm cho quá trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể gia tăng nhanh chóng. Hàm lượng nhôm tối đa bằng 0,2 mg/l là thông số mà một nguồn nước sinh hoạt phải đạt được để có thể đảm bảo cho sức khỏe con người.
Đối với các nguồn nước có hàm lượng sắt cao khiến nước có vị tanh. Nước loại này còn có màu vàng, độ đục cao. Những nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn phải có hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l. Đây là một trong những điều kiện cần thiết của nguồn nước sinh hoạt mà chúng ta cần quan tâm tới.
Nước có mùi tanh, có mầu xanh vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, phèn: Có thể sử dụng nước chè khô hoặc mủ cây chuối nhỏ vào nước, nếu thấy chuyển sang màu tím thì nước đã nhiễm bẩn.
Sắt là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là Fe, đây là một chất hóa học có ion Fe2+ dễ bị oxy hóa và kết tủa nên sắt ít có ở nguồn nước trên bề mặt. Còn trong các nguồn nước ngầm thì sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ hoà tan trong nước.
Fe2+ có thể chuyển hóa thành Fe3+, từ đó tạo ra kết tủa sắt ba hydroxit có màu vàng và dễ lắng xuống. Sắt có thể có dạng keo khi nó ở trong môi trường hữu cơ, và khi đó rất khó xử lý loại nước chứa sắt ở dạng này.
Với những tác hại nguy hiểm đó, mỗi cá nhân, hộ gia đình nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết giúp sớm phát hiện sự ô nhiễm của nguồn nước và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Nước nhiễm phèn
2. Cách khắc phục và xử lý
– Luôn luôn đun sôi nước trước khi sử dụng.
– Uống nước mới sau 24h (bởi sau 24h, nước đun sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại).
– Gợn nước sau khi để lắng và phơi dưới ánh nắng 1,2 ngày, sử dụng các phương pháp lọc nước bằng than hoạt tính, dạng phun mưa ,…Ngoài ra bạn có thể gắn hệ thống lọc nước giếng khoan mà công ty chúng tôi cung cấp.