Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí được xem là một trong những tác nhân đe dọa sức khỏe của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không những thế nó còn tác động xấu đến xã hội, môi trường và các sinh vật khác. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Những nguyên nhân ô nhiễm không khí hiện nay? Cùng công ty Tân Bình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
I. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là do sự thay đổi các phần tử lỏng, rắn và một số chất bụi khí lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi và khí này có thể do khói xe hơi và bus, xe tải, các nhà máy, phấn hoa, bào tử của nấm mốc, hoạt động núi lửa và cháy rừng. Các hạt bụi rắn lơ lửng trong không khí của chúng ta
Những hạt bụi li ti và khí lỏng này có thể có hại cho trái đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta, vì vậy việc theo dõi chúng là rất quan trọng.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 3 triệu người chết do ô nhiễm không khí gây ra. Và con số này sẽ còn tăng nếu con người không thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
không khí ô nhiễm đang là vấn để lớn của nhiều quốc gia
II. Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Có nhiều nguyên nhân tác động đến ô nhiễm không khí, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính là: Tự nhiên và con người.
1. Yếu tố tự nhiên
- Từ gió bụi: Gió và lốc xoáy là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trên diện rộng, hoạt động của bão hay gió xoáy làm các bụi bẩn bay xa hàng trăm kilomet
- Hoạt động núi lửa: Khi các núi lửa phun trào thì một lượng khí khí cacbonic và lưu huỳnh đioxit. Ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài làm cho cho không khí trở nên ô nhiễm. Bên cạnh đó, có một số nơi núi lửa phun trào làm tê liệt giao thông trong nhiều ngày.
- Cháy rừng: Làm cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều. Vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
- Thời điểm giao mùa: Vào các tháng 10-11, là thời điểm giao mùa nên thường xuyên xuất hiện sương mù. Những khối sương mù dày khiến lớp bụi tích tụ bên trong thành phố không thoát được. Gây nên cảnh cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Đến lúc giữa trưa, lớp sương mù mới tan nên chất lượng mới được cải thiện. Trong trường hợp này thì khi các luồng gió lạnh tràn về thì không khí mới được cải thiện. Những năm gần đây ở khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội hay bị tình trang ô nhiễm không khí dạng bụi mịn lên mức báo động.
Vụ phun trào năm 2010 của núi lửa ở Iceland đã phun ra những đám khói và tro bụi làm gián đoạn giao thông hàng không trên khắp châu Âu
Ngoài các yếu tố như chất khí Ozone , phóng xạ trong tự nhiên, các quá trình phân hủy của thực vật động vật,… Cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Do hoạt động của con người
Các hoạt động của con người trong những thận niên gần đây gây hậu qua nghiệm trong cho môi trường cả môi trường nước và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí khá nghiệm trọng. Chính vì thế trên thế giới gần đây đưa ra nhiều đạo luật và phát triển nhiều nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn.
Ô nhiễm không khí do con người
a. Nguyên nhân do ngành công nghiệp và nông nghiệp
Hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp là nguyên chính gây ra một lượng lớn các khí độc CO2, CO, SO2, NOx. Trong khâu xử lý bụi khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Chính các bụi tại các nhà máy còn là nguyên nhân gây ra mưa axit tàn phá cây trồng hiện nay. Ngoài ra các loại rác hữu cơ chưa xử lý hết: bụi than, bụi,… gây ra mùi của không khí.
Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rẫy cũng làm ô nhiễm không khí, mấy năm gần đây chính các cách đốt lá làm cháy rứng từng gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cả về người và không khí khu vực đó.
b. Hoạt động quân sự
Việc phát triển chay đua theo các nước làm dây nên lo ngại về vũ khí hạt nhân vũ khí hóa học, Vũ khí hạt nhân là nguyên nhân làm cho ô nhiễm không khí khá lơn do nguồn không khí nhiễm phóng xạ.
c. Giao thông
Các phương tiện giao thông hiện nay thường sử dụng nhiên liệu khí đốt như xăng dầu để hoạt động. Các phương tiện dạng này thải ra một lượng lởn khí thải như khói bụi từ động cơ. Đối với những đất nước khoa học và cơ sở vật chất còn ngheò nàn chưa phát triển thì việc sử dụng các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, vì công nghệ lỗi thời. Cũng như cơ sở vật chất về hạ tầng cho các dịch vụ giao thông đi lại công cộng còn chưa phát triển.
d. Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất
Nền kinh tế phát triển kéo theo đó là các hoạt động xây dựng công trình, phá dỡ các công trình cũ lõi thới cũng theo đó mà tăng lên. Chính điều đó làm ô nhiễm không khí trầm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất như đốt than cho lò nhuộm lò rèn cũng gây ra ô nhiễm lớn.
e. Sinh hoạt của người
Việc rác thải tại các thành phô lớn cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng, đặc biệt khu vực Hà Nội, gần đây có tình trang người dân không cho xe rác vào nơi tập kết vì gây o nhiễm, làm ứ đọng rác tại thành phố nhiều ngày gây ra mùi trong không khí ai đi qua cũng phải bịt mũi. Ổ Hồ Chí Minh củng không khá hơn được vì bãi rác lớn gây ra mùi diện rộng cả những khu cao cấp như Phú Mỹ Hưng Q7 cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Rác thải sinh hoạt đã và đang gây ra những tác động trực tiếp tới môi trường sống của con người. Ngoài ra, nước ao hồ lâu ngày không được xử lý cũng gây ô nhiễm không khí vì bị bốc mùi, ô nhiễm,..
Các hoạt động nấu nướng bằng củi, than,.. tuy còn ít nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do khói bụi thải ra bay vào không khí.
- Do con người đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ và gỗ tạo ra khí Ozon, khí Ozone là một loại khí có ở các thành phố lơn, nó cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Ozone cũng là một loại khí nhà kính có thể vừa tốt vừa có hại cho môi trường của chúng ta. Tất cả phụ thuộc vào vị trí của nó trong bầu khí quyển của Trái đất.
Ozone gần thì có hại xa thì có lợi cho chúng ta
Khí Ozone nằm tầm cao trong bầu khí quyển thì là một điều tốt. Nó giúp ngăn chặn năng lượng và tia cực tím có hại từ Mặt trời, được gọi là bức xạ. Mặt khác, khi khí Ozone ở gần với mặt đất, khí Ozone gây hại cho sức khỏe của con người. Nguồn khí Ozone ở tầng mặt đất được gọi là hiệu ứng nhà kính, chúng tạo ra khi ánh sáng mặt trời phản ứng với một số hóa chất đến từ khói xe hoặc các chất hóa thạch đốt như dầu, than đá,..
III. Hậu quả của ô nhiễm không khí
Hít thở trong không khí ô nhiễm có thể rất xấu cho sức khỏe của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp xúc lâu dài với bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta dễ bị bênh về tim và phổi, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. ngoài ra nó còn gây hậu quả lớn đến hệ động thực vật trong tự nhiên.
1. Đối với thực vật, động vật
Ô nhiễm không khí gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho các loại động thực vật. Các chất như lưu huỳnh, nitơ, đioxit, ozon, flo, thủy ngân, chì… gây hại trực tiếp cho các loài thực vật. Làm hư hại hệ thống hút nước trong các mao mạch lá và thân cây và giảm khả năng kháng bệnh.
Ô nhiễm không khí gây ra các hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng biến đổi khí hậu. Mà nguy hiểm hơn là tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động gián tiếp lên hệ thực vật và làm cây thiếu các chất như canxi, các chất dinh dưỡng, …
Các chất như Lưu huỳnh điôxít và các hạt ôxít nitơ trong không khí, có thể tạo ra mưa axit khi chúng trộn lẫn với nước và ôxy trong không khí. Nguyên nhân của mưa axit là do các nhà máy nhiệt điện than và các phương tiện cơ giới. Khi mưa axit rơi xuống Trái đất, nó gây hại cho thực vật bằng cách thay đổi thành phần có trong đất, có thể khiến các tòa nhà và di tích bị mục nát.
Mưa axit làm ion kim loại nhôm thấm vào nước thâm nhập vào bộ rẽ cây làm hư hại rẽ cây. Ngoài ra, Các trận mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ của lá cây. Từ đó, khiến các loại thực vật kém phát triển và chết dần.
Ðối với các loài động vật, thì khí Flo gây nhiều tác hại hơn cả. Khí Flo làm chúng nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. ,….Mưa axit cũng làm thay đổi tính chất ph của nước, mà ph là cực kỳ quan trong cho các loài cá sinh sống ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước. Một số loại không thích nghi được sẽ chết hàng loạt.
mưa axit ảnh hưởng đến thực vật
2. Đối với con người
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các hiệu ứng có thể được chia thành các ảnh hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể của chúng ta.
+ Ảnh hưởng ngắn hạn đến cơ thể, chỉ là tạm thời, bao gồm các bệnh như viêm phổi hoặc viêm phế quản. O nhiễm không khí gây ra cảm giác khó chịu như kích ứng mũi, cổ họng, mắt hoặc da. Ô nhiễm không khí cũng có thể gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Mùi hôi do nhà máy, rác thải, hoặc hệ thống cống rãnh cũng được coi là ô nhiễm không khí. Những mùi này ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn khó chịu.
các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra
+ Ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí vớ cở thể có thể kéo dài nhiều năm hoặc suốt cả cuộc đời bạn. Thậm chí chúng có thể dẫn đến cái chết của một người. Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe do ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về tim mạch, là nguyên nhân gây ra ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp như khí phế thũng. Ô nhiễm không khí cũng có thể gây tổn thương lâu dài đến thần kinh, não, thận, gan và các cơ quan khác của con người. Một số nhà khoa học nghi ngờ chính do ô nhiểm không khí gây ra dị tật bẩm sinh. Theo thống kế Có Gần 2,5 triệu người chết trên toàn thế giới mỗi năm do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời.
Với mỗi cơ thể thì có những phản ứng khác nhau với các loại ô nhiễm không khí khác nhau. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ thống miễn dịch có xu hướng yếu thì thường nhạy cảm hơn với ô nhiễm không khí hơn. Các bệnh nền như hen suyễn, bệnh tim, phổi có thể trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với bầu không khí bị ô nhiểm. Thời gian tiếp xúc và số lượng và loại chất ô nhiễm cũng là các yếu tố.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet. Chính vì thế các hạt bụi mịn PM2.5 là bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Đây là chất gây ô nhiễm nguy hiểm bặc nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người và chúng gây ảnh hưởng sức khỏe lớn, ngay cả ở nồng độ thấp.
VI. Bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí
Chúng ta cần tự bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta bằng cách đeo khẩu trang, đóng kín cửa, gắn các thiết bị lọc bụi trong phòng, Ngoài ra chúng ta cần ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta, không xe rác bừa bải, không dùng các thiết bị gây ra ô nhiễm môi trường. Cần tuy truyền vận động mọi người có cái nhìn mới về bầu không khí của chúng ta để mọi người cùng chung tay bảo vệ.
Cùng chung tay bảo vệ bầu không khí của trái đất
Nhà nước cần có cái nhìn mới nên có những luật nghiêm khắc nhằm bảo về bầu không khí của chúng ta, hạn chế hoặc cấm các công ty xí nghiệp không tuân thủ về bảo vệ không khí.Cần có những luật nghị định cấm lưu hành các dòng xe quá đát nhằm bảo vể bầu không khí của chúng ta.
Vấn nạn ô nhiễm không khí không chỉ riếng của một người hay của một quốc gia mà cần chung tay của tất cả môi người trên trái đất.
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 250
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường