Ô nhiễm môi trường nước ở VIệt Nam, nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước là vấn đề báo động trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? nguyên nhân gây ra và cách khắc phục? Cùng công ty Tân Bình tìm hiểu rỏ hơn qua bài viết này.
- 1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- 2.1 Nguyên nhân do con người
- 2.2 Do tự nhiên
- 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
- 3.1. Sức khỏe con người
- 3.2. Nền kinh tế
- 4. Cách khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- 4.1. Xử lý nước thải đúng cách
- 4.2. Thực hành nông nghiệp xanh
- 4.3. Sử dụng luật bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường nước
1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm.Các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong mặt nước.
Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác, chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp, nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm.
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như hệ sinh thái.
Ô nhiễm môi trường là mối đe doa vô cùng lớn tới sự sống
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay, trong đó có hai nguyên nhân chính gây tác động mạnh nhất là con người và tự nhiên.
2.1 Nguyên nhân do con người:
+ Rác thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học thải ra môi trường mà không qua xử lý.
+ Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc (nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý ) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Hình ảnh sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nông nghiệp
+ Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay
2.2 Do tự nhiên:
+ Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt... hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng.
+Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
+ Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ. Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông nghiệp, khu công nghiệp phế thải,... Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn...) có thể sẽ rất nghiêm trọng.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng nguy hiểm, tác động rất xấu đến sức khỏe con người cũng như động, thực vật xung quanh, nguy hiểm hơn chúng còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác
3.1. Sức khỏe con người
Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các dạng ô nhiễm nước khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau:
+ Kim loại nặng trong quá trình công nghiệp thường tích lũy trong các sông và các hồ gần đó, chúng vô cùng độc hại đối với các loại sinh vật biển (cá, động vật khác...),sau đó con người ăn phải chúng. Dẫn đến làm chậm sự phát triển, con người bị dị tật bẩm sinh và thậm chí gây nên bệnh ung thư.
+ Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính.
+ Các chất ô nhiễm từ nước thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Các chất độc trong chất thải có thể gây tử vong, ức chế miễn dịch, suy giảm khả năng sinh sản và ngộ độc cấp tính.
+ Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của động thực vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong.
3.2. Nền kinh tế
Ô nhiễm nguồn nước gây tổn hại lớn cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.
Xác định vị trí ô nhiễm, tùy quy mô khu vực ô nhiễm mà có chi phí dọn dẹp thích hợp, quy mô lớn thì chi phí cao.
Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,..
Loại chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể có ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó đắt hơn.
4. Cách khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
4.1. Xử lý nước thải đúng cách
Các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.
Nước thải gia đình thì cần phải đảm bảo xử lý bể tự hoại tại chỗ trước khi thấm vào đất.
4.2. Thực hành nông nghiệp xanh
Người nông dân nên áp dụng các phương pháp sinh học để trồng cây, hạn chế tối đa các thuốc trừ sâu hóa học độc hại.
4.3. Sử dụng luật bảo vệ môi trường
Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thể thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu như nước thải và xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải.
Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, với tình trạng ô nhiễm hiện nay mỗi gia đình nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình mình bằng cách sử dụng bình lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, phèn, các kim loại nặng, các chất độc hại... tạo ra nguồn nước sạch sinh hoạt hay nguồn nước tinh khiết để uống nước, trực tiếp không cần đun nấu.
Hình ảnh nguồn nước sau khi qua hệ thống lọc nước giếng và máy lọc nước tinh khiết RO
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường