Phèn chua là gì? Đặc điểm và công dụng của phèn chua
1. Phèn chua là gì?
Phèn chua hay còn gọi là Kali alum, là muối sulfat kép của kali và nhôm, công thức phèn chua là KAI(SO4)2. Phèn chua thường dược tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Theo wikipedia.org
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết đến phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa AL(OH)3, nên khi khuất vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt. Đó là lý do nhiều người vẫn dùng phèn chua làm trong nước để sử dụng.
Tham khảo thêm: => Dùng phèn chua lọc nước có được không?
2. Đặc điểm của phèn chua
-
Phèn chua có hình dạng tinh thể nhỏ, không đều, không màu hoặc màu trắng, hoặc cũng có thể trong hay đục.
-
Có vị chát, chua, tan nhiều trong nước nóng và không tan trong cồn.
-
Nhiệt độ nóng chảy: 92 - 95 °C
-
Nhiệt độ đun sôi: 200 °C (phân hủy).
-
Tỷ trọng: 1,760 kg/m3.
-
Phân tử gam: 258,207 g/mol.
3. Công dụng của phèn chua
Khi nhắc đến phèn chua thì không ít người lo ngại về độ độc hại khi nó được sử dụng là một chất phụ gia để làm thực phẩm tăng thêm độ trắng, giòn và dai khi chế biến. Tuy nhiên, phèn chua là hóa chất được sự cho phép của Bộ Y tế sử dụng trong thực phẩm. Chỉ cần sử dụng phèn chua với liều lượng theo công thức pha chế thông thường theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phèn chua có rất nhiều công dụng không chỉ trong làm đẹp, nấu ăn mà còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp, cụ thể:
3.1. Ngành sản xuất giấy
Phèn chua mang lại nhiều lợi ích cho ngành sản xuất giấy. Nó góp mặt vào quá trình sản xuất giấy và nhờ quá trình phản ứng hóa học nó sẽ giúp kết dính các sợi xenlulozo lại với nhau để giấy không bị nhòe khi viết
3.2. Ngành công nghiệp dệt
Trong ngành công nghiệp dệt, phèn chua có công dụng giúp giữ màu vải bền hơn. Chính vì vậy, người ta thường ngâm quần áo với phèn chua để màu lâu phai, quần áo sử dụng bền hơn.
3.3. Chữa các bệnh ngoài da
Phèn chua chữa được một số bệnh ngoài da như hắc lào, trị mụn,....nhờ vào công dụng khử khuẩn của nó.
3.4. Bột phèn chua chữ hôi nách, hôi chân
Thành phần chính trong phèn chua là nhôm sunfat, chính vì thế phèn chua có thể được sử dụng để khử mùi hôi như hôi chân, hôi nách,....
3.5. Công dụng của phèn chua trong nấu ăn
- Phèn chua được chị em phụ nữ sử dụng để ngâm rau, củ quả để tạo độ giòn cho món ăn.
- Giúp khử mùi hôi thực phẩm như lòng gà, lòng heo,...
- Giúp giữ trứng được tươi lâu hơn.
- Ngoài ra, phèn chua giúp khử mùi the, vị đắng của vỏ bưởi giúp
vỏ bưởi trắng và giòn hơn.
3.6. Phèn chua sử dụng để lọc nước
Phèn chua được sử dụng để xử lý nước phèn giúp nước sạch và trong hơn. Lọc nước bằng phèn chua với liều lượng như sau: 1g phèn chua sử dụng khoảng cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, bỏ lượng phèn chua vào khuấy nhẹ cho phèn tan hết, sau đó đổ vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
4. Giá phèn chua bao nhiêu?
Giá phèn chua khá rẻ và phổ biến, bạn có thể tìm mua phèn chua ở bất gì khu chợ nào và cả tạp hóa. Giá phèn chua dao động từ 30.000 đến 60.000 đồng/ 100 gam.
5. Lưu ý khi sử dụng phèn chua
+ Phèn chua có chứa nhôm nên để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, các tổ chức an toàn châu Âu – EFSA và tổ chức y tế thế giới- WHO đã chủ động siết chặt lượng nhôm được phép sử dụng trong thực phẩm. Cụ thể, hằng tuần, mức dung nạp nhôm tối đa là 1mg/kg.
+ Khi sử dụng phèn chua để làm thực phẩm cần phải tuân theo quy định mức được phép sử dụng của cơ quan an toàn thực phẩm, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
+ Không nên sử dụng phèn chua trong thời gian dài
+ Những người bị mắc chứng âm hư tuyệt đối không tiếp xúc và sử dụng phèn chua
+ Sử dụng phèn chua có thể gây nên hiện tượng khô da và bong tróc do nó có đặc tính làm se bít và hút ẩm. Do đó, cần diều chỉnh lượng phèn chua cho phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phèn chua. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được phèn chua là gì? đặc điểm và những công dụng của nó.
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 250
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường