Tạp chất thường thấy trong nguồn nước giếng khoan
Nước giếng là loại nước được lấy từ sâu trong lòng đất bằng phương pháp đào hay khoan chính vì thế tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, vùng miền lãnh thổ mà nước giếng khoan có những đặc tính khác nhau.
1. Các thành phần có trong nước giếng khoan
- Chất khoáng hoà tan: thành phần thường cao hơn nước về mặt của khu vực
- Hàm lương sắt, mangan: đây là thành phần có chứa rất nhiều trong nước giếng khoan, là đặc điểm thường gặp chủ yếu ở các nguồn nước giếng khoan.
- Ở sâu trong lòng đất nên nước giếng khoan thuộc môi trường yếm khí, không có oxi hoà tan vì vậy, sắt và mangan tồn tại trong nước giếng khoan ở dạng hoà tan, do chưa được tiếp xúc với không khí nên chưa gây màu cho nước. Nước này thường có mùi tanh tanh.
- Nước giếng khoan có độ PH thấp hơn nước bình thường do có chứa lượng cacbon kết hợp với nước để tạo thành axit cacbonic.
- Trong nước giếng khoan còn có sự xuất hiện của các loại khí gây mùi như: khí metan, khí H2S(mùi trứng thối), khí NH3…
- Các vi khuẩn tự nhiên sống trong nước gầm với sắt, mangan, oxy tạo thành các vi khuẩn sắt, cũng là thành phần có ở nước giếng khoan.
- Ngoài ra, trong nước giếng khoan cũng có chứa các chất hoá học như nitrat, nitrit, các kim loại nặng như: asen, chì, mangan… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng.
nước giếng
Xem thêm: Cách xử lý nguồn nước có mùi tanh
2. Chất lượng nguồn nước giếng khoan có thật sự tốt?
- Từ xa xưa, nước giếng khoan trở thành nước sinh hoạt chính cho các hộ gia đình, hay các xưởng sản xuất…Không có gì lạ khi ở vùng nông thôn, thậm chí ở thành phố, mỗi gia đình đều có một chiếc giếng khoan để phục phụ sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt… đây là nguồn tài nguyên lớn và khá quan trọng trong đời sống hiện nay.
- Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa thì keo theo đó những hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước các loại hoá chất độc hại được thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp và thậm chí cả khu dân cư. Các chất độc này được thải ra môi trường, sau đó theo nước mưa ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn đất và ô nhiễm nước ngầm.
- Nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng. Vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng trong sinh hoạt người sử dụng cần có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh các tác nhân gây hại trong nguồn nước làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như các vật dụng trong gia đình.
Sử dụng hệ thống xử lý nước giếng khoan là giải pháp tốt nhất hiện nay để xử lý nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, nước đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng nguồn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn của bộ y tế.
3. Các loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay
Nước giếng khoan nhiễm mặn: Hiện tượng nước nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành ở duyên hải miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận… Do diện tích nước bề mặt bị nhiễm mặn nên mạch nước ngầm dưới lòng đất cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự.
Nước giếng khoan nhiễm sắt, mangan: Là loại nước phát hiện chủ yếu ở khu vực Hà Nội và các tỉnh thành thuộc địa bàn lân cận. Nước giếng khoan có sắt, mangan có đặc điểm là khá trong và có mùi tanh. Tuy nhiên khi để lâu trong không khí nước sẽ chuyển sang màu vàng hoặc có váng màu vàng nổi trên bề mặt.
Phèn sắt
Nước giếng khoan có nhiều asen, anomi: Đây là tạp chất được phát hiện nhiều trong nước giếng khoan ở trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành vùng lân cận. Do sự ô nhiễm từ nguồn nước thải trong sinh hoạt cũng như từ các khu công nghiệp vì vậy trong nước giếng khoan có chứa nhiều asen, amoni...
Nước giếng khoan nhiễm canxi: Ở khu vực cao nguyên như Daklak, Lâm Đồng,.... Khi mang đi đun sôi sẽ xuất hiện cặn màu trắng giống như vôi bám vào thiết bị đun nấu.
4. Cách xử lý nguồn nước giếng khoan hiện nay
Có nhiều cách xử lý nguồn nước giếng khoan, tuy nhiên để chọn phương pháp xử lý nào cho hợp với gia đình mình thì cũng là nỗi bằng khoan của nhiều hộ gia đình.
+ Xây bể lọc thô:
Chúng ta hoàn toàn có thể tự xử lý nguồn nước sinh hoạt của gia đình mỉnh bằng bể lọc cát truyên thống của ông cha ta từ xưa đã làm
+ Cột xử lý nước giếng khoan:
Hệ thống cột lọc là loại được ưa chuộng nhất hiên nay. Cột lọc có ưu điểm là chi phí rẻ, lắp đặt đơn giản, vệ sinh xúc xả chỉ cần vài thao tác gạt van. Cột lọc hiện nay có 3 loại chính: cột lọc bằng nhựa pvc, cột lọc inox, cột composite. Mỗi một loại có ưu điểm và nhược điểm riêng. Quý khách hàng có thể liên hệ theo sdt 0934 087 100 để được tư vấn chi tiết về hệ thống này.
cột xử lý nước giếng khoan
+ Tháp oxy hóa:
Được ứng dụng cho xử lý nước giếng khoan công nghiệp với lưu lượng nước lớn, hệ thống tháp oxy hóa thường kết hợp với cột lọc để tăng hiệu quả lọc.
+ Chế phẩm hóa học:
Những vùng lũ lụt chúng ta có thể sử dụng chế phẩm clorin để khử trùng nước cho sinh hoạt, tuy nhiên không nên ăn uống.
Xem thêm: Giá thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường