Ngộ độc Asen
Asen được mệnh danh là vua các loại độc nhưng chúng được tìm thấy khắp nơi trên thế giới chủ yếu trong mạch nước ngầm. Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ngộ độc asen là gì? Triệu chứng cũng như cách phòng ngừa nhiễm độc asen để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân nhé.
1. Ngộ độc Asen là gì?
Ngộ độc asen là tình trạng xảy ra do con người tiếp xúc liên tục với hợp chất arsenic, dẫn đến tích tụ asen trong cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Theo wikipedia
Trên thực tế, số trường hợp nhiễm độc asen rất cao nhưng do chưa đủ nhận thức nên chúng ta có thể bỏ qua, đặc biệt những người làm trong hầm mỏ, luyện thiết,... hay những người sử dụng nguồn nước ngầm gần khu vực này.
2. Triệu chứng nhiễm độc Asen
Các triệu chứng ngộ độc asen phụ thuộc vào cách người bệnh tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với asen, được chia làm 2 loại: nhiễm độc asen cấp tính và mãn tính.
2.1. Nhiễm độc asen cấp tính
Triệu chứng ngộ độc asen cấp tính là tình trạng hấp thụ asen qua đường hô hấp và tiêu hóa trong thời gian ngắn, thường sau nữa tiếng sẽ xuất hiện triệu chứng:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, tăng tiết đờm dãi.
- Trạng thái lơ mơ, nhầm lẫn, đổ nhiều mồ hôi
- Bị chuột rút và co giật
- Các biểu hiện khác như ban đỏ ở da lan tỏa, rối loạn tâm thần cấp
- Rối loạn về máu, suy hô hấp, suy thận, phù phổi cấp.
- Biểu hiện thần kinh: bệnh lý thần kinh ngoại biên, hoặc não.
2.2. Nhiễm độc asen mãn tính
Nhiễm độc asen mãn tính là tình trạng cơ thể hấp thụ asen trong thời gian dài, triệu chứng thường gặp:
- Khó chịu, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
- Cơ thể ngứa ngáy, ban đỏ nổi ngoài da. mặt hốc hác
- Niêm mạc tổn thương như viêm lợi, viêm họng, viêm niêm mạc đường hô hấp trên (chảy nước mũi, khàn giọng,ho), viêm màng tiếp hợp (đỏ mắt), phù mi mắt dưới
- Cảm giác tê cóng, bỏng da, kiến bò hoặc ngứa
- Run, co giật cơ, teo cơ, đau khớp, suy nhược cơ thể
- Viêm nhiều dây thần kinh gây liệt chi hoặc rối loạn cảm giác
- Viêm loét, loạn sừng lòng bàn tay, bàn chân, sạm da, rụng lông tóc
- Suy gan, suy thận
- Có thể gây ra ung thư da, phổi, xương
Nguồn từ MEDINDIA
3. Nguyên nhân ngộ độc Asen
Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm độc asen là do hấp thụ một lượng asen độc hại qua nước uống, thực phẩm, không khí. Nếu hấp thụ lượng lớn asen trong thời gian ngắn cũng gây ra tử vong, lượng nhỏ thì sẽ tích tụ trong cơ thể con người lâu dần sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm.
+ Đa số các trường hợp ngộ độc asen là do nghề nghiệp như sản xuất các hợp chất asen, xử lý quặng asen, sử dụng các hợp chất asen trong công nghệ da, thuỷ tinh màu, điện tử...người lao động hít phải, ăn uống hay hấp thụ qua da một lượng lớn bụi, hơi khói, sương mù. Hay khai thác mỏ và luyện kim màu do asen có trong quặng thiếc, vàng, mangan...Đặc biệt trong kỹ nghệ luyện kim, asen có trong quặng sẽ bị nhiệt độ lò luyện làm cho nóng chảy, bay hơi gây ô nhiễm môi trường vả nhiễm độc asen cho người lao động.
+ Các chất thải công nghiệp: thuốc nhuộm, thuộc da, thủy tinh, đồ gốm, chất bảo quản gỗ, thuốc diệt côn trùng ngấm vào nước.
+ Ngoài ra còn có thể nhiễm asen từ thực phẩm, sữa…
4. Phòng ngừa nhiễm độc Asen
>> Một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc asen tại nơi làm việc
Tổ chức thông hút gió và hút bụi, hơi asen tại chổ
Bố trí xây nền phân xưởng, lối đi chung không thấm nước và phải được cọ rửa hàng ngày.
Có thể thay thế các hợp chất asen tan trong nước bằng hợp chất không tan khác
Người lao động trong những ngành nghề có nguy ngộ độc asen cao thì nên mặc quần áo bảo hộ lao động đầy đủ và thích hợp với công việc
Cấm tiệc đối không ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc
Cần tắm rửa và thay quần áo sau mỗi ca lao động
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân ít nhất 1 năm 1 lần
>> Một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc asen tại gia đình
Nếu sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt ăn uống hàng ngày, cần đảm bảo nguồn nước đó sạch, không nhiễm asen.
- Sử dụng thiết bị lọc nước để loại bỏ cặn, tạp chất, asen
- Hay có thể khoan giếng sâu để lấy nước vì giếng càng sâu thì nguy cơ nhiễm asen càng thấp.
- Ngoài ra, nên kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời chữa trị, tốt nhất 6 tháng 1 lần.
Trên đây là những kiến thức về nhiễm độc asen, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa. Hi vọng bài viết này giúp ích cho bạn và gia đình bạn. Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0934.087.100
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Cách đổi đơn vị ppm sang mg/m3 trong nước
- Nước mưa có sạch không?
- Anion là gì?
- Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh
- Sử dụng nguồn nước nhiễm amoni hiểm họa khôn lường
- Kim loại nặng trong nước, hiểm họa khôn lường