Nước nhiễm mặn là gì? Cách xử lý nước nhiễm mặn
Ngày nay tình trạng nước giếng bị nhiễm mặn, nhiễm lợ ngày càng xuất hiện phổ biến, đặc biệt vào các mùa khô. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Vậy nước nhiễm mặn là gì? Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
I. Nước nhiễm mặn là gì? Tại sao nước giếng khoan nhiễn mặn?
Nước giếng khoan nhiễm mặn, nhiễm lợ là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép.
Thông thường, nguồn nước nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến cho nguồn nước ở các sông, hồ, ao, suối... bị nhiễm muối. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở những vùng trũng, khu ven biển.
Tuy nhiên, khi mùa khô hạn kéo dài khiến cho nước ngọt ngày càng cạn kiệt thì quá trình xâm nhập mặn của nước biển vào trong đất liền cũng ngày càng sâu và nhanh hơn. Dẫn đến nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mặn.
Nguồn nước nhiễm mặn
Cách nhận biết nước giếng khoan nhiễm mặn đơn giản nhất bằng vị giác, bởi nước giếng khoan sạch không bao giờ mặn. Hoặc sử dụng bút đo nồng độ muối trong nước, hay còn gọi là bút đo độ mặn.
II. Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đến cuộc sống người dân
Sử dụng nước nhiễm mặn, nhiễm lợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người:
- Khi sử dụng sinh hoạt như: tắm giặt, vệ sinh,...có thể gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở,...Các thiết bị nước bị hoen ố, rỉ, set, ăn mòn đồ đạc gây thiệt hại rất lớn cho người dân…
- Khi sử dụng ăn uống: gây mất nước, teo và chết tế bào, vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan,
- Nước giếng khoan nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đất đai bị cằn cỗi, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân.
III. Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn
Hiện nay, có rất nhiều cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn nhưng quan trọng chúng ta phải lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Hôm nay, Lọc nước Tân Bình giới thiệu cho chúng ta 3 cách xử lý nước nhiễm mặn phổ biến nhất hiện nay:
1. Phương pháp chưng cất nhiệt
Phương pháp chưng cất nhiệt tức là chúng ta đêm nguồn nước nhiễm mặn đi đun sôi cho bay hơi, rồi ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này khá đơn giản nhưng tốn kém về nguyên liệu và thời gian lâu.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng cách chưng cất nhiệt.
2. Phương pháp trao đổi ion
Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể lọc rửa và hoàn nguyên định kì, tuy nhiên phương pháp này có chi phí khá cao và khó vận hành.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng bể lọc nước H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Và khi lọc tiếp, nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
3. Sử dụng màng RO - công nghệ thẩm thấu ngược RO
Màng lọc Ro được làm ra từ nhiều lớp mỏng hoặc các tấm phin được gắn chặt, cuộn lại với nhau và trong một cấu hình dạng xoắn ốc quanh một bồn tắm bằng nhựa. Các vật liệu của màng lọc là cơ cấu “nửa thấm” nó cho phép phân tử nước đi qua, trong khi hành động như là một trở ngại cho các chất rắn hòa tan. Khi các nguồn cấp vượt qua dòng nước trên bề mặt của các màng, các phân tử nước xâm nhập ngang theo bề mặt lớp màng, xung quanh bề mặt xoắn ốc. Đồng thời dồn các chất ô nhiễm lại và tự rửa từ bề mặt của các lớp màng đẩy các chất ô nhiễm xuống mương, đẩy theo đường thải ra ngoài.
Màng lọc RO Mỹ
Với công nghệ thẩm thấu ngược RO từ Mỹ sẽ loại bỏ 95-99% các tạp chất bẩn tan trong nước. Hệ thống lọc sẽ lọc nguồn nước nhiễm mặn thành nước ngọt.
Hệ thống máy lọc nước RO lọc nước mặn thành nước ngọt.
Xem thêm: Giá máy lọc nước mặn thành nước ngọt
Công ty Tân Bình nhận tư vấn, báo giá xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn, nước nhiễm mặn cho gia đình, công ty xí nghiệp.
Liên hệ qua số điện thoại hoặc Zalo - 0934.087.100
Email: info@locnuoctanbinh.com
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Các cách xử lý phèn để tưới cây
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu lọc nước
- Cách xử lý nước nhiễm mangan
- Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến
- Giá vật liệu lọc nước giếng khoan
- Hệ thống lọc thô đầu nguồn trong bồn chứa