Phân biệt các quy chuẩn về nước ăn và nước sinh hoạt
Hầu hết mọi người còn lơ mơ về các quy chuẩn nước mà bộ Y Tế đưa ra. Ví dụ: tiêu chuẩn nước QCVN06-1 2010/BYT, tiêu chuẩn nước QCVN 01 2009/BYT
Quy chuẩn nước QCVN06-1 2010/BYT
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát. Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.
2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với:
2.1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam
2.2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Nước uống đóng chai Sản phẩm nước đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.
3.2. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai Sản phẩm nước được phân biệt rõ ràng với các nước uống thông thường khác bởi: QCVN 6-1:2010/BYT.
4 a) Có hàm lượng một số muối khoáng nhất định với tỷ lệ tương quan của chúng và sự có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác.
b) Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước ngầm trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của nước khoáng thiên nhiên.
c) Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có biến động của thiên nhiên.
d) Được khai thác trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu về vi sinh vật và cấu tạo hoá học của các thành phần đặc trưng.
e) Được đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật dưới đây nếu các giải pháp đó không làm thay đổi hàm lượng các thành phần cơ bản của nước khoáng thiên nhiên so với nguồn: - Tách các thành phần không bền cũng như các hợp chất có chứa sắt, mangan, sulfid hoặc asen bằng cách gạn và/hoặc lọc và trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước; - Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd; - Tiệt trùng bằng tia cực tím.
3.3. Đóng chai tại nguồn Việc đóng chai nước khoáng thiên nhiên ngay tại nguồn nước hoặc được dẫn trực tiếp từ nguồn tới nơi xử lý, đóng chai bằng một hệ thống đường ống kín, liên tục mà vẫn bảo đảm các quy định vệ sinh nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác và bảo đảm thành phần, chất lượng của nước khoáng thiên nhiên không thay đổi so với nguồn nước.
3.4. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai có ga tự nhiên Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai vẫn chứa hàm lượng khí carbon dioxyd như tại nguồn nước.
3.5. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai không ga Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e,
khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và sau khi đóng chai không chứa khí QCVN 6-1:2010/BYT 5 carbon dioxyd tự do vượt quá hàm lượng cần thiết để giữ các muối hydrocarbonat hoà tan trong nước.
3.6. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai ít ga tự nhiên Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và sau khi đóng chai có hàm lượng khí carbon dioxyd thấp hơn so với nước tại nguồn. 3.7. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai bổ sung ga tự nhiên từ nguồn Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này và được bổ sung lại lượng ga của chính nguồn nước, sau khi đóng chai có hàm lượng khí carbon dioxyd cao hơn so với nước tại nguồn.
3.8. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai bổ sung ga Nước khoáng thiên nhiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật được quy định tại điểm e, khoản 1.3.2, mục 1 của Quy chuẩn này, được nạp thêm khí carbon dioxyd thực phẩm và được đóng chai. II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT 1. Yêu cầu chất lượng nguồn nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai Nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Yêu cầu về an toàn thực phẩm
2.1. Các chỉ tiêu hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.
2.2. Các chỉ tiêu hoá học của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục II của Quy chuẩn này. 2.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được quy định tại Phụ lục III của Quy chuẩn này. QCVN 6-1:2010/BYT 6 2.4. Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu trong các Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Quy chuẩn này.
2.5. Số hiệu và tên đầy đủ của các phương pháp thử được quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn này.
3. Ghi nhãn Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân theo các quy định dưới đây: 3.1. Tên sản phẩm a) Tên của sản phẩm phải có dòng chữ "Nước khoáng thiên nhiên"; b) Tuỳ theo từng loại nước khoáng thiên nhiên, phải ghi nhãn theo các tên dưới đây: - Nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên; - Nước khoáng thiên nhiên không ga; - Nước khoáng thiên nhiên ít ga tự nhiên; - Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga từ nguồn; - Nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga.
3.2. Tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm.
3.3. Thành phần hoá học a) Tổng chất rắn hoà tan (TDS), các thành phần hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai (natri, calci, kali, magnesi, iod, fluorid, HCO3 - ) và hàm lượng của chúng, các giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải được ghi trên nhãn của sản phẩm; b) Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1 mg/l thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là “Có chứa fluorid”; QCVN 6-1:2010/BYT 7 Nếu sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1,5 mg/l thì phải ghi trên nhãn sản phẩm là “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi”.
3.4. Nghiêm cấm ghi nhãn về tác dụng chữa bệnh của sản phẩm.
3.5. Nghiêm cấm quảng cáo gây ra sự hiểu nhầm về bản chất, xuất xứ, thành phần và tính chất của nước khoáng thiên nhiên đóng chai khi lưu hành trên thị trường.
Nước Khoáng Thiên Nhiên Đóng Chai QCVN 6-1:2010/BYT
Tên chỉ tiêu | Giới hạn tối đa | Phương pháp thử | Phân loại chỉ tiêu 4) |
1. Stibi, mg/l | 0,02 | ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 | A |
2. Arsen, mg/l | 0,01 | TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 | A |
3. Bari, mg/l | 0,7 | ISO 11885:2007; AOAC 920.201 | A |
4. Bor, mg/l | 0,5 | TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 | A |
5. Bromat, mg/l | 0,01 | ISO 15061:2001 | A |
6. Cadmi, mg/l | 0,003 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15 | A |
7. Clor, mg/l | 5 | ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 7393-3:1990 | A |
8. Clorat, mg/l | 0,7 | TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304- 4:1997) | A |
9. Clorit, mg/l | 0,7 | TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304- 4:1997) | A |
10. Crom, mg/l | 0,05 | TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 | A |
11. Đồng, mg/l | 2 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40 | A |
12. Cyanid, mg/l | 0,07 | TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002) | A |
13. Fluorid, mg/l | 1,5 | TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN 6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007 | A |
14. Chì, mg/l | 0,01 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27 | A |
15. Mangan, mg/l | 0,4 | TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 | A |
16. Thủy ngân, mg/l | 0,006 | TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22 | A |
17. Molybden, mg/l | 0,07 | TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 | A |
18. Nickel, mg/l | 0,07 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003 | A |
19. Nitrat 5), tính theo ion nitrat, mg/l | 50 | TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-1:2007 | A |
20. Nitrit 5), tính theo ion nitrit, mg/l | 3 | TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-1:2007 | A |
21. Selen, mg/l | 0,01 | TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 | A |
22. Mức nhiễm xạ | B | ||
– Hoạt độ phóng xạ α, Bq/l | 0,5 | ISO 9696:2007 | |
– Hoạt độ phóng xạ β, Bq/l | 1 | ISO 9697:2008 |
Quy chuẩn QCVN 01 2009/BYT
1. Phạm Vi Điều Chỉnh
Quy chuẩn QCVN 01 2009/BYT được áp dụng với quy định đối với nước sử dụng để phục vụ mục đích ăn uống, sinh hoạt, hoặc nước dùng chế biến thực phẩm ( được gọi tắt là nước ăn uống ).
Đối tượng áp dụng quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
Quy chuẩn QCVN nước ăn uống – QCVN 01/2009 được áp dụng đối với cá nhân, tập thể, các hộ gia đình, các cơ quan tổ chức ban ngành, các cơ sở kinh doanh nước ăn uống.
Bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích ăn uống của người dân có công suất từ 1000 mét khối nước trên một ngày ( được gọi chung là cơ sở cung cấp nước ).
Sử dụng máy lọc nước gia đình đảm bảo quy chuẩn và an toàn cho sức khỏe gia đình bạn!
2. Giải Thích Các Từ Ngữ Viết Tắt Trong QCVN 01:2009/BYT
Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
-
QCVN 01:2009/BYT
- Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan chính như: thị giác ( mắt), khứu giác ( mũi).
- AOAC là chữ viết tắt của từ tiếng anh Association of Official Analytical Chemists có nghĩa là hiệp hội các nhà hoá học phân tích chính thống.
- SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
- US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
- TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
- NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
- pCi/l là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Picocuri per litre có nghĩa là đơn vị đo phóng xạ.
3. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Kiểm Tra
Dưới đây là bảng quy chuẩn kỹ thuật kiểm tra nước ăn uống được áp dụng theo bộ y tế
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Giới hạn tối đa cho phép | Phương pháp thử | Mức độ giám sát |
1 | Màu sắc(*) | TCU | 15 | TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120 | A |
2 | Mùi vị(*) | – | Không có mùi, vị lạ | Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B | A |
3 | Độ đục(*) | NTU | 2 | TCVN 6184 – 1996, (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B | A |
4 | pH(*) | – | Trong khoảng 6,5-8,5 | TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ | A |
5 | Độ cứng, tính theo CaCO3(*) | mg/l | 300 | TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C | A |
6 | Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) | mg/l | 1000 | SMEWW 2540 C | B |
7 | Hàm lượng Nhôm(*) | mg/l | 0,2 | TCVN 6657 : 2000 (ISO 12020 :1997) | B |
8 | Hàm lượng Amoni(*) | mg/l | 3 | SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D | B |
9 | Hàm lượng Antimon | mg/l | 0,005 | US EPA 200.7 | C |
10 | Hàm lượng Asen tổng số | mg/l | 0,01 | TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B | B |
11 | Hàm lượng Bari | mg/l | 0,7 | US EPA 200.7 | C |
12 | Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric | mg/l | 0,3 | TCVN 6635: 2000 (ISO 9390: 1990) hoặc SMEWW 3500 B | C |
13 | Hàm lượng Cadimi | mg/l | 0,003 | TCVN6197 – 1996, (ISO 5961 – 1994) hoặc SMEWW 3500 Cd | C |
14 | Hàm lượng Clorua(*) | mg/l | 250- 300(**) | TCVN6194 – 1996, (ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D | A |
15 | Hàm lượng Crom tổng số | mg/l | 0,05 | TCVN 6222 – 1996, (ISO 9174 – 1990) hoặc SMEWW 3500 – Cr – | C |
16 | Hàm lượng Đồng tổng số(*) | mg/l | 1 | TCVN 6193 – 1996 (ISO 8288 – 1986) hoặc SMEWW 3500 – Cu | C |
17 | Hàm lượng Xianua | mg/l | 0,07 | TCVN 6181 – 1996, (ISO 6703/1 – 1984) hoặc SMEWW 4500 – CN- | C |
18 | Hàm lượng Florua | mg/l | 1,5 | TCVN 6195 – 1996, (ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F- | B |
19 | Hàm lượng Hydro sunfur(*) | mg/l | 0,05 | SMEWW 4500 – S2- | B |
20 | Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) | mg/l | 0,3 | TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe | A |
21 | Hàm lượng Chì | mg/l | 0,01 | TCVN 6193 – 1996 (ISO 8286 – 1986), SMEWW 3500 – Pb A | B |
22 | Hàm lượng Mangan tổng số | mg/l | 0,3 | TCVN 6002 – 1995, (ISO 6333 – 1986) | A |
23 | Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số | mg/l | 0,001 | TCVN 5991 – 1995 (ISO 5666/1-1983 – ISO 5666/3 -1983) | B |
24 | Hàm lượng Molybden | mg/l | 0,07 | US EPA 200.7 | C |
25 | Hàm lượng Niken | mg/l | 0,02 | TCVN 6180 -1996 (ISO8288 -1986), SMEWW 3500 – Ni | C |
26 | Hàm lượng Nitrat | mg/l | 50 | TCVN 6180 – 1996, (ISO 7890 -1988) | A |
27 | Hàm lượng Nitrit | mg/l | 3 | TCVN 6178 – 1996 (ISO 6777-1984) | A |
28 | Hàm lượng Selen | mg/l | 0,01 | TCVN 6183-1996 (ISO 9964-1-1993) | C |
29 | Hàm lượng Natri | mg/l | 200 | TCVN 6196 – 1996 (ISO 9964/1 – 1993) | B |
30 | Hàm lượng Sunphát (*) | mg/l | 250 | TCVN 6200 – 1996, (ISO9280 – 1990) | A |
31 | Hàm lượng Kẽm(*) | mg/l | 3 | TCVN 6193 – 1996 (ISO8288 – 1989) | C |
32 | Chỉ số Pecmanganat | mg/l | 2 | TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) | A |
Hàm lượng của các chất hữu cơ
Hàm lượng các chất hữu cơ được chia ra làm 4 nhóm chính sau:
a. Nhóm Alkan clo hoá
33 | Cacbontetraclorua | mg/l | 2 | US EPA 524.2 | C |
34 | Diclorometan | mg/l | 20 | US EPA 524.2 | C |
35 | 1,2 Dicloroetan | mg/l | 30 | US EPA 524.2 | C |
36 | 1,1,1 – Tricloroetan | mg/l | 2000 | US EPA 524.2 | C |
37 | Vinyl clorua | mg/l | 5 | US EPA 524.2 | C |
38 | 1,2 Dicloroeten | mg/l | 50 | US EPA 524.2 | C |
39 | Tricloroeten | mg/l | 70 | US EPA 524.2 | C |
40 | Tetracloroeten | mg/l | 40 | US EPA 524.2 | C |
b. Hydrocacbua Thơm
41 | Phenol và dẫn xuất của Phenol | mg/l | 1 | SMEWW 6420 B | B |
42 | Benzen | mg/l | 10 | US EPA 524.2 | B |
43 | Toluen | mg/l | 700 | US EPA 524.2 | C |
44 | Xylen | mg/l | 500 | US EPA 524.2 | C |
45 | Etylbenzen | mg/l | 300 | US EPA 524.2 | C |
46 | Styren | mcg | 20 | US EPA 524.2 | C |
47 | Benzo(a)pyren | mg/l | 0,7 | US EPA 524.2 | B |
c. Nhóm Benzen Clo hoá
48 | Monoclorobenzen | mg/l | 300 | US EPA 524.2 | B |
49 | 1,2 – Diclorobenzen | mg/l | 1000 | US EPA 524.2 | C |
50 | 1,4 – Diclorobenzen | mg/l | 300 | US EPA 524.2 | C |
51 | Triclorobenzen | mg/l | 20 | US EPA 524.2 | C |
d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp
52 | Di (2 – etylhexyl) adipate | mg/l | 80 | US EPA 525.2 | C |
53 | Di (2 – etylhexyl) phtalat | mg/l | 8 | US EPA 525.2 | C |
54 | Acrylamide | mg/l | 0,5 | US EPA 8032A | C |
55 | Epiclohydrin | mg/l | 0,4 | US EPA 8260A | C |
56 | Hexacloro butadien | mg/l | 0,6 | US EPA 524.2 | C |
4. Hoá chất bảo vệ thực vật
57 | Alachlor | mg/l | 20 | US EPA 525.2 | C |
58 | Aldicarb | mg/l | 10 | US EPA 531.2 | C |
59 | Aldrin/Dieldrin | mg/l | 0,03 | US EPA 525.2 | C |
60 | Atrazine | mg/l | 2 | US EPA 525.2 | C |
61 | Bentazone | mg/l | 30 | US EPA 515.4 | C |
62 | Carbofuran | mg/l | 5 | US EPA 531.2 | C |
63 | Clodane | mg/l | 0,2 | US EPA 525.2 | C |
64 | Clorotoluron | mg/l | 30 | US EPA 525.2 | C |
65 | DDT | mg/l | 2 | SMEWW 6410B, hoặc SMEWW 6630 C | C |
66 | 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan | mg/l | 1 | US EPA 524.2 | C |
67 | 2,4 – D | mg/l | 30 | US EPA 515.4 | C |
68 | 1,2 – Dicloropropan | mg/l | 20 | US EPA 524.2 | C |
69 | 1,3 – Dichloropropen | mg/l | 20 | US EPA 524.2 | C |
70 | Heptaclo và heptaclo epoxit | mg/l | 0,03 | SMEWW 6440C | C |
71 | Hexaclorobenzen | mg/l | 1 | US EPA 8270 – D | C |
72 | Isoproturon | mg/l | 9 | US EPA 525.2 | C |
73 | Lindane | mg/l | 2 | US EPA 8270 – D | C |
74 | MCPA | mg/l | 2 | US EPA 555 | C |
75 | Methoxychlor | mg/l | 20 | US EPA 525.2 | C |
76 | Methachlor | mg/l | 10 | US EPA 524.2 | C |
77 | Molinate | mg/l | 6 | US EPA 525.2 | C |
78 | Pendimetalin | mg/l | 20 | US EPA 507, US EPA 8091 | C |
79 | Pentaclorophenol | mg/l | 9 | US EPA 525.2 | C |
80 | Permethrin | mg/l | 20 | US EPA 1699 | C |
81 | Propanil | mg/l | 20 | US EPA 532 | C |
82 | Simazine | mg/l | 20 | US EPA 525.2 | C |
83 | Trifuralin | mg/l | 20 | US EPA 525.2 | C |
84 | 2,4 DB | mg/l | 90 | US EPA 515.4 | C |
85 | Dichloprop | mg/l | 100 | US EPA 515.4 | C |
86 | Fenoprop | mg/l | 9 | US EPA 515.4 | C |
87 | Mecoprop | mg/l | 10 | US EPA 555 | C |
88 | 2,4,5 – T | mg/l | 9 | US EPA 555 | C |
Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ
89 | Monocloramin | mg/l | 3 | SMEWW 4500 – Cl G | B |
90 | Clo dư | mg/l | Trong khoảng 0,3 – 0,5 | SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 | A |
91 | Bromat | mg/l | 25 | US EPA 300.1 | C |
92 | Clorit | mg/l | 200 | SMEWW 4500 Cl hoặc US EPA 300.1 | C |
93 | 2,4,6 Triclorophenol | mg/l | 200 | SMEWW 6200 hoặc US EPA 8270 – D | C |
94 | Focmaldehyt | mg/l | 900 | SMEWW 6252 hoặc US EPA 556 | C |
95 | Bromofoc | mg/l | 100 | SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 | C |
96 | Dibromoclorometan | mg/l | 100 | SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 | C |
97 | Bromodiclorometan | mg/l | 60 | SMEWW 6200 hoặc US EPA 524.2 | C |
98 | Clorofoc | mg/l | 200 | SMEWW 6200 | C |
99 | Axit dicloroaxetic | mg/l | 50 | SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2 | C |
100 | Axit tricloroaxetic | mg/l | 100 | SMEWW 6251 hoặc US EPA 552.2 | C |
101 | Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) | mg/l | 10 | SMEWW 6252 hoặc US EPA 8260 – B | C |
102 | Dicloroaxetonitril | mg/l | 90 | SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1 | C |
103 | Dibromoaxetonitril | mg/l | 100 | SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1 | C |
104 | Tricloroaxetonitril | mg/l | 1 | SMEWW 6251 hoặc US EPA 551.1 | C |
105 | Xyano clorit (tính theo CN-) | mg/l | 70 | SMEWW 4500J | C |
106 | Tổng hoạt độ a | pCi/l | 3 | SMEWW 7110 B | B |
107 | Tổng hoạt độ b | pCi/l | 30 | SMEWW 7110 B | B |
Vi sinh vật
108 | Coliform tổng số | Vi khuẩn/100ml | 0 | TCVN 6187 – 1,2 :1996, (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
109 | E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt | Vi khuẩn/100ml | 0 | TCVN6187 – 1,2 : 1996, (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
Nguồn thông tin tham khảo: QCVN 01: 2009/BYT
Ghi chú
– (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
– (**) Áp dụng đối với vùng ven biển và hải đảo.
– Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methaemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước ăn uống thì tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau:
Cnitrat/GHTĐ nitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit < 1
5. Chế độ giam sát tiêu chuẩn chất lượng nước
Chệ độ giám sát tiêu chuẩn nước uống trực tiếp được xét nghiệm bằng nhiều cách khác nhau. Để thực hiện việc kiểm tra chất lượng của nguồn nước
Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
- Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B, C do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
Giám sát định kỳ
- Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A
- Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
- Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B
- Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
- Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C
- Xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
- Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Giám sát đột xuất
- Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất
- Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
6. Tổ chức thực hiện quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
Với những cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức dưới đây sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm những tiêu chí đã nêu trên về chất lượng nguồn nước, tiêu chuẩn nước ăn uống cung cấp cho hộ dân.
Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước về tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT
- Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của quy chuẩn nước ăn uống này.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cơ sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích ăn uống trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Trách nhiệm của bộ y tế
Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT này.
Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn QCVN 01/2009/BYT có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
7. Máy lọc nước RO có đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT
Vượt qua mọi quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về QCVN 01:2009/BYT sau khi sử dụng máy lọc nước RO là đơn vị đạt chứng nhận cao về chất lượng máy lọc nước. Quy chuẩn này được cấp bởi Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp & Môi Trường Bộ Y TCVN 11978: 2017 về máy lọc nước cho gia đình.
Nguồn nước được cấp chứng nhận đã đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế đối với các chỉ tiêu hóa lý độc hại có trong nước được lọc sạch như: Asen, Chì, Thủy ngân, Đồng, Sắt,…
Các tiêu chí về vi sinh như: E.coli, Coliform, Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit cũng được loại bỏ khỏi nguồn nước. Mang lại nguồn nước sạch tinh khiết cho người dân sử dụng .
Trên đây là những thông tin về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống. Việt Nam mong rằng đã đem đến nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Mọi ý kiến bổ sung hay góp ý xin vui lòng để lại bình luận ở dưới.
Sự khác nhau trong các quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp người dùng lựa chọn đúng máy lọc nước.
Nguồn: fsi.org.vn
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Các cách xử lý phèn để tưới cây
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu lọc nước
- Cách xử lý nước nhiễm mangan
- Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến
- Giá vật liệu lọc nước giếng khoan
- Hệ thống lọc thô đầu nguồn trong bồn chứa