bg
left
0983 099 105
0934 087 100
loc nuoc phen

3 cách đo độ pH của nước

Chắc hẳn ai cũng nghe nhiều về độ pH trong nước và tại sao độ pH quan trọng trong nguồn nước của chúng ta. Độ pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ.

Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. Theo vn.wikipedia.org

Nhưng ít ai biết được cách đo độ pH trong nước như thế nào? Hôm nay công ty Tân Bình sẽ hướng dẫn các bạn 3 cách đo độ pH đơn giản và chính xác tại nhà dưới đây nhé.

3 cach kiem tra ph

3 cách đo độ ph đơn giản

1. Dùng dung dịch đổi màu

1.1. Cách dùng dung dịch chỉ thị màu

Đây là phương pháp kiểm tra PH được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm vì nó mang lại độ chính xác cao cho người dùng. 

  • Bước 1: ta lấy 5ml dung dịch cần kiểm tra ra ông thủy tinh.
  • Bước 2: Sau đó ta tiến hành nhỏ 1 giọt dung dịch chỉ thị màu vào. lắc nhẹ cho dung dịch tan hết.
  • Bước 3: Chờ 3 phút ta lấy màu dung dịch trong lọ so sánh với bẳng màu.

1.2. Phân loại

Có 3 loại dung dịch phổ biến được dùng để đo độ pH của nước:

  • Methyl Red: Nếu độ pH <4 dung dịch sẽ có màu đỏ; dung dịch sẽ chuyển dần sang màu đỏ cam, cam rồi đến vàng nếu có độ pH từ 4 đến 7; và dung dịch sẽ mang màu vàng khi nước có độ pH>7.

  • Bromothymol Blue: dung dịch chuyển sang màu vàng nếu có độ pH dưới 6; độ pH từ 6 đến 8 dung dịch sẽ chuyển dần từ vàng đến vàng xanh, xanh lá rồi sang xanh dương; độ pH trên 8 sẽ làm dung dịch chuyển hẳn sang màu xanh dương.

  • Phenolphtalein: Dung dịch không màu nếu pH nhỏ hơn 8 và có màu đỏ nếu pH lớn hơn 10.

Lưu ý: Độ sai lệch khi sử dụng dung dịch chỉ thị màu khoảng từ 0,2 độ pH – 0.5 độ pH. Do màu của ống thủy tinh và còn phụ thuộc vào ánh sáng màu nền khi so sánh.

dung dich thu ph

Xem thêm Video đo độ pH bằng dung dịch bên dưới

2. Dùng giấy quỳ tím đo độ pH

Cách dùng giấy quỳ tím kiểm tra độ ph khá đơn giản, với khả năng đổi màu nhanh chóng giúp xác định dung dịch là axit hay bazơ. Mỗi hộp giấy có kèm bảng màu độ pH từ 1 – 14 để so sánh khi đọc kết quả. Phương pháp này được xem là phương pháp đơn giản và được mọi người sử dụng nhiều nhất để nhận biết nồng độ ph trong dung dịch.

>> Các bước thực hiện đo độ pH bằng giấy quỳ tím:

  • Cho mẫu nước bạn muốn đo độ pH vào ống nghiệm hoặc cốc nhỏ.

  • Nhúng giấy quỳ vào nước và đọc kết quả

  • Giấy quỳ màu đỏ khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển sang màu xanh (pH >7). Và giấy quỳ màu xanh gặp nước có tính axit sẽ chuyển sang màu đỏ (pH <7). Nước trung tính (độ pH = 7) sẽ không làm giấy quỳ đổi màu.

Lưu ý: Cách đo độ ph dùng giấy quỳ tuy đơn giản nhưng vẫn có sai số khoảng từ 0,5 độ pH – 1 độ pH. Kết quả là so sánh màu trên giấy thử với bảng màu nên những người bị mù màu không thể sử dụng được.

dung giay quy tim do ph

Dùng giấy quỳ tím đo độ pH

3. Dùng bút đo độ pH

Mặc dù chi phí ban đầu mua bút đo độ pH cao nhưng chúng ta sử dụng nhiều lần, đơn giản  nhất và đem lại kết quả chính xác, nhanh chóng. Các bước đo pH bằng bút.

>> Cách dùng 

  • Bước 1: Tháo bút ra khỏi hộp và nhấn nút ON/OFF một lần trước khi cắm bút vào cốc nước thử
  • Bước 2:  Nhúng đầu bút thử vào cốc nước cần kiểm tra, chú ý không cắm đầu bút thử quá 5cm
  • Bước 3: Đợi một lát để bút thử tự động cập nhật thông số của nước , sau đó khách hàng kiểm tra thông số được thể hiện trên màn hình led của bút
  • Bước 4:  Sau đó nhấn lại nút ON/OFF để tắt không sử dụng . Sau khoảng 10' bút sẽ tự động tắc nguồn . Bảo quản bằng cách lau khô

Tham khảo thêm: Bút Đo pH Nước

but do ph

Sử dụng bút đo pH

Tổng kết cách đo độ pH của nước

Trên đây là 3 cách đo độ pH của nước đơn giản và chính xác tự làm tại nhà, từ đó các bạn xác định được nguồn nước nhà mình có độ pH bao nhiêu và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất. Hoặc có thể liên hệ công ty Tân Bình chúng tôi để được tư vấn về cách đo độ ph cho gia đình nhé. Hotline: 0934087100

Biên tập bởi Nguyễn Lý
Tin tức liên quan
Những điều cần biết về pH của nước nuôi cá cảnh

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về độ pH trong nước nuôi cá cảnh, bao gồm ý nghĩa của độ pH, tác động của pH lên cá cảnh, cách đo và điều chỉnh độ pH trong nước nuôi cá cảnh. Nếu bạn đang nuôi cá cảnh, việc hiểu rõ về độ pH của nước nuôi là rất quan trọng để giúp cá của bạn phát triển tốt và giữ cho môi trường nuôi được cân bằng và an toàn.

Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến

Nồng độ PH là một chỉ số quan trọng đo lường sự axit hay bazo của một chất lỏng. PH là viết tắt của từ "potential of hydrogen" và được sử dụng để đo lường mức độ axit hay bazo của một chất lỏng trong một phạm vi từ 0 đến 14. Một chất lỏng có nồng độ PH gần 7 được coi là trung bình, còn mức độ PH nằm trong khoảng từ 0 đến 7 được coi là axit và từ 7 đến 14 là bazo.

Độ PH trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?

pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH 7, nước lại mang tính kiềm. Thang tính pH là một hàm số Logarrit. Ví dụ pH = 5 có tính a xit cao gấp 10 lần pH = 6, gấp 100 lần so với pH = 7. pH ảnh hưởng đến vị của nước.

Độ PH trong nước ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nguồn nước có pH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng

Sản phẩm liên quan

Liên hệ với chúng tôi

Address

116 Quốc lộ 22, Phường Trung Mỹ Tây Q.12

Thời gian hoạt động

  • Thứ 2: 8h00 - 16h00
  • Thứ 3: 8h00 - 16h00
  • Thứ 4: 8h00 - 16h00
  • Thứ 5: 8h00 - 16h00
  • Thứ 6: 8h00 - 16h00
Công Ty TNHH TM Tân Bình
+ Địa chỉ: 13/27 đường số 8, P. Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, HCM
+ MST: 0311528882
+ Điện thoại: (028) 66814407 - 0934 087 100
Đã thông báo bộ công thương DMCA lazada Shopee tiktok