Cách lấy mẫu nước xét nghiệm đơn giản đạt chuẩn
Nhiều khách hàng liên hệ công ty Tân Bình hỏi về việc có nên xét nghiệm nước trước khi gắn hệ thống lọc nước không, chúng tôi xin trả lời là "nên" vì khi ta xét nghiệm nước sẽ biết nước giếng khoan nhà mình có bị nhiễm chất nào vượt quá ngưỡng cho phép không? từ đó tiến hành xử lý. Vậy cách lấy mẫu nước sao cho đúng nhất?. Lấy mẫu nước đúng kỹ thuật là cơ sở đầu tiên để có được một bảng kết quả kiểm nghiệm chính xác.
Qua trao đổi với nhân viên các phòng xét nghiệm, chúng tôi được biết không ít người sau khi xét nghiệm đã tỏ ý nghi ngờ vào kết quả, ví dụ như nước thực tế rất đục nhưng kết quả lại ghi không màu... Nguyên nhân không phải do thiết bị xét nghiệm nước không chuẩn xác mà do khách hàng lấy mẫu từ bể lắng.
Bài này, chúng tôi xin chia sẻ cách lấy mẫu và các chỉ tiêu nào nên ưu tiên xét nghiệm.
Xét nghiệm nước
1. Xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn gì?
Trước đi xét nghiệm nước, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nước trong gia đình là gì. Có 3 loại mục đích tương ứng với 3 tiêu chuẩn xét nghiệm riêng: Nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho ăn uống và nước uống đóng chai.
=> Chỉ tiêu nước sạch của bộ y tế chúng ta cần biết
=> Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của bộ y tế QCVN 6-1:2010/BYT
Mỗi quy chuẩn có hàng loạt tiêu chí cần xét nghiệm, bên cạnh đó đặc trưng nguồn nước ở từng vùng cũng khác nhau. Cho nên, để kết quả xét nghiệm nước vừa chính xác mà vừa tiết kiệm chi phí thì bạn nên lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản để xét nghiệm như Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …
2. Quy trình lấy mẫu nước xét nghiệm
>> Chai chứa mẫu nước
Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy) hoặc thủy tinh.
>> Vị trí lấy mẫu nước
- Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút.
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.
>> Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý
- Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn cần lấy mẫu.
- Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
>> Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, nitrit
- Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu.
- Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.
- Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy kín nắp.
Lưu ý: Tốt nhất là cho mẫu vào thùng đá bảo quản khi chuyển đến phòng thí nghiệm
>> Dung tích mẫu
Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
- Xét nghiệm Hóa Lý 13 chỉ tiêu: đựng vào chai 1 lít nước mẫu.
- Xét nghiệm Vi Sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
- Xét nghiệm nước uống đóng bình đóng chai tinh khiết: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm lý hóa và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh.
>> Bảo quản mẫu
Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả. Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng xét nghiệm để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.
xét nghiệm nước tại pasteur, HCM
3. Cách lấy mẫu nước xét nghiệm đơn giản đạt chuẩn
Đầu tiên, chuẩn bị chai sạch để chứa mẫu nước.
Lau sạch vòi nước, nơi chuẩn bị lấy mẫu. Nên lấy mẫu nước ngay từ đầu nguồn.
Khởi động máy bơm, đợi khoảng 5 -10 phút để xả hết lượng nước tồn trong ống.
Sau đó, cho mẫu nước vào chai sạch và đậy nắp thật kín.
Lưu ý khi lấy mẫu nước:
- Người lẫy mẫu cần rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn và phải đeo gang tay tiệt trùng.
- Không lấy nước quá đầy chai, phải chừa khoảng trống ở đầu chai.
- Bảo quản mẫu nước nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chai.
4. Nên xét nghiệm các chỉ tiêu nào của nước?
Một số chỉ tiêu có thể tự đánh giá bằng cảm quan như độ đục, màu sắc, mùi, vị thì có thể tự nhận biết mà không cần yêu cầu thử (để tiết kiệm tiền!).
Các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, không thể không xét nghiệm là; NO2, NO3, NH4, As (asen - thạch tín), kim loại nặng (như Chì). Đối với nước giếng, cần làm thêm các xét nghiệm về pH, Sắt, Mangan và độ cứng.
Ngoài ra, chúng ta có thể đem mẫu nước đến các trung tâm xét nghiệm và nhờ nhân viên tư vấn các chỉ tiêu xét nghiệm nước phù hợp với nhu của mình.
5. Địa chỉ Xét nghiệm nước tại HCM, Hà Nội và các khu vực khác
5.1. Tại Hà Nội
Viện Pasteur: 131 Lò Đúc, Viện Hóa học Công nghiệp Việt NamL số 2 Phạm Ngũ Lão
Viện Công nghệ môi trường tại 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy hoặc
Trung tâm công nghệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.
5.2. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Viện Vệ Sinh Y Tế Công cộng - 159 Hưng Phú, P8, Quận 8 (gần cầu Chữ Y
Tel: (84-8) 39541971, Fax: (84-4) 38563164 (chị Hằng/ Thúy)
Viện Pasteur - 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3
Tel: (84-8) 38230352, Fax: (84-4) 38231419
5.3. Các tỉnh thành khác
Sở Y tế, Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh thường có những trung tâm kiểm nghiệm lý hóa vi sinh. Quý khách nên liên hệ trực tiếp với các cơ quan này để biết thêm chi tiết.
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Các cách xử lý phèn để tưới cây
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu lọc nước
- Cách xử lý nước nhiễm mangan
- Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến
- Giá vật liệu lọc nước giếng khoan
- Hệ thống lọc thô đầu nguồn trong bồn chứa