Phèn là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý nước phèn
Phèn là gì? nguyên nhân nước giếng bị phèn hiện nay, cách xử lý nguồn nước này như thế nào để sử dụng không gây hại cho sức khỏe con người
Xem thêm: Tác hại của nước nhiễm phèn đối với cơ thể
Xin trả lời như sau:
Phèn hay alum /ˈæləm/ là một hợp chất hóa học, cụ thể là kali sulfat nhôm ngậm nước (kali alum hay còn gọi là phèn chua) với công thức hóa học là KAl(SO4)2·12H2O. Mở rộng khái niệm, phèn là muối sulfat kép, có công thức tổng quát AM(SO4)2·12H2O với A là một cation hóa trị I, chẳng hạn như kali hay amoni (NH4+), và M là một kim loại hóa trị III, như nhôm hay crom (III)
Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A8n
Chúng tôi xin giải thích mở rộng về nước phèn như sau:
Trong thực tế, công ty Tân Bình chúng tôi thường được khách hàng mô tả về nước giếng khoan như thế này:
-
Nước nhà tôi bị nhiễm phèn, nếm có vị chua chua.
-
Nước nhà tôi bị phèn nhiều quá, chăn ra gối nệm hay bị ố vàng
-
Nước nhà tôi nhiễm phèn nặng, ngửi thấy mùi tanh tanh rất là khó chịu
Nước bị phèn
Quả thật, đó là những biểu hiện chung của hiện tượng nước bị ô nhiễm mà trong dân gian thường gọi chung là PHÈN. Cho đến nay, rất khó có thể tìm được định nghĩa chính xác của Phèn trong các bộ từ điển tiếng Việt.
=> Cách tẩy phèn bám ở bồn lavabo và toilet
Nước mặt ở các vùng đồng bằng cũng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đất phèn). Nước phèn thường có thêm các biểu hiện như độ acid cao, (pH thấp), có vị chua của sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp xúc với không khí. Quá trình này đang diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao.
Chúng tôi xin lược dịch một số định nghĩa về phèn (theo các tài liệu chuyên ngành, cả trong và ngoài nước) để chia sẻ với quý khách hảng tham khảo
I. Phèn là gì?
Phèn Là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau.
Công thức chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+.
Thường gặp các loại muối kép này dưới tên Phèn kép. Người ta quen gọi các muối kim loại ngậm nước với công thức Mx(SO4)y.nH2O là Phèn đơn. Ví dụ. phèn amoni là muối kép (NH4)2SO4, Al2(SO4)3.24H2O, phèn crom Na2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O; phèn kali KAl(SO4)2.12H2O, phèn natri NaAl(SO4)2.12H2O; phèn đen: hỗn hợp của nhôm sunfat và than hoạt tính. Dùng để tinh chế nước; dùng trong công nghiệp vải, sợi, giấy, thuộc da, vv. Một số loại phèn cụ thể: Phèn nhôm; Phèn sắt.
II. Lý do nguồn nước bị phèn
Nguồn nước nhà bạn có thể bị nhiễm phèn do đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra, điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
Hiện nay, trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì, ... gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Khi hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ gây ra tình trạng nguồn nước nhà bạn bị nhiễm phèn.
Nguồn nước bị nhiễm phèn có hiện tượng nước có vị hơi chua, có mùi hôi tanh và màu nước ngả vàng. Khi để nước nhiễm phèn trong xô chậu từ 10 đến 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch. Nếu nguồn nước nhà bạn đang nhiễm phèn, quần áo sau một thời gian giặt sẽ bị xỉn màu và ố vàng, đặc biệt với quần áo màu trắng.
III Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe
1 Ảnh hưởng về sức khỏe con người
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sẽ tăng khả năng mắc các chứng bệnh như: da bị dị ứng, viêm đường ruột, dạ giầy, tiêu chảy,... mà thậm chí là ung thư nếu trong nguồn nước nhà mình sử dụng có hàm lượng nitri nitrat cao.
Khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mãn tính, thậm chí là các bệnh ung thư,... Vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như:
- Thạch tín (asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
- Thủy ngân: Trong môi trường nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
- Nitrat: Bazo gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Sunfat: Gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lị, tiêu chảy.
2 Ảnh hưởng về đồ dùng trong nhà
Bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, nước nhiễm phèn còn đem đến nhiều tác hại khác trong quá trình sinh hoạt như:
- Khi sử dụng nước nhiễm phèn để giặt giũ, theo thời gian quần áo sẽ bị xỉn màu, xuất hiện các vết ố vàng, thô ráp và nhanh hỏng hơn.
- Da dễ bị viêm, bong tróc, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.
- Nước nhiễm phèn gây đóng cặn và làm hoen rỉ, ăn mòn và ố vàng các dụng cụ, vật chứa đặc biệt là những đồ dùng bằng kim loại.
Ố vàng các thiết bị đồ dùng
VI 3 cách lọc phèn đơn giản nhất hiện nay
1 Sử dụng tro bếp
Tro bếp là một vật liệu lọc nước cực kỳ dễ tìm mà lại rất hữu dụng. Đầu tiên, bạn cho khoảng 5 - 10 gram tro bếp vào chậu nước cần khử phèn, để khoảng 15 - 20 phút. Khi đó, phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp với nước phèn sẽ diễn ra. Tro bếp sẽ loại bỏ các hợp chất sắt không tan và mang lại lượng nước sạch, an toàn.
Khi kết thúc phản ứng, tro bếp và các chất có hại sẽ đọng xuống dưới đáy chậu. Bạn có thể dễ dàng lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn và sử dụng ngay.
2 Khử phèn bằng vôi
Tương tự như tro bếp, để lọc nước phèn, bạn cho vôi vào nước và chờ khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, phản ứng hóa học xảy ra làm cho lượng sắt có trong nước bị khử sạch. Mang tới lượng nước không phèn, an toàn cho sức khỏe.
Phương pháp này đã và đang được tận dụng phổ biết bởi tính đơn giản và tiện lợi của nó.
3 Xây bể lọc nước gia đình
Nếu vẫn chưa yên tâm với 2 phương pháp trên thì để đảm bảo hơn, nhiều người thường kỹ lưỡng thiết lập bể lọc nước cho gia đình mình. Tuy nhiên, phương pháp này tốn chi phí, diện tích và công sức nhiều hơn nhưng đổi lại họ có thể an tâm hoàn toàn là nước đã được khử sạch phèn. Đồng thời bể lọc này có thể sử dụng lâu dài.
Xây bể lọc gia đình
Sau khi đọc bài trên hy vọng đã giải thích phần nào cho quý khách hàng hiểu rỏ hơn phèn là gì? hay nước phèn là gi? những nguyên nhân gây nên và tác hại của nước nhiễm phèn.
Video xả phèn
Lọc nước phèn gia đình
- Lọc nước phèn cột composite 1054
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 600L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Nhựa 700L/h
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 220
- Lọc Nước Giếng Cột Inox 300
- Lọc Nước Giếng Cột Composite 220
Máy lọc nước công nghiệp
- Máy lọc nước ro 1000l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 1500 LÍT/H
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 2000 LÍT/GIỜ
- Máy lọc nước ro 350l/h
- Máy lọc nước ro 500l/h
- DÂY CHUYỀN LỌC NƯỚC TINH KHIẾT 750 LÍT/GIỜ
Máy lọc nước RO
- MÁY LỌC NƯỚC R.O 7 LÕI
- Máy lọc nước Kangaroo 6 lõi KG106 không tủ
- Máy lọc nước Kangaroo 7 lõi lọc KG 107
- Máy lọc nước công suất 60l/h hãng sagana
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K8I-15
- Máy lọc nước thương hiệu Karofi K7I-15
Vật liệu lọc nước
- Than hoạt tính, cát thạch anh, hạt mangan
- Công dụng của hat Birm trong ngành lọc nước
- Hạt cation trong lọc nước
- Hạt Trao Đổi Ion Jacobi
- Hạt nâng PH việt nam
- Hạt coroset
Tin tức cùng chuyên mục
- Các cách xử lý phèn để tưới cây
- Tiêu chí lựa chọn vật liệu lọc nước
- Cách xử lý nước nhiễm mangan
- Độ ph là gì? ảnh hưởng và các cách đo phổ biến
- Giá vật liệu lọc nước giếng khoan
- Hệ thống lọc thô đầu nguồn trong bồn chứa